Thật ra đạo đức kinh doanh là 1 khái niệm mang nghĩa phạm trù rộng lắm các bạn, nó bao gồm những quy định và chuẩn mực đối với khách hàng, nhân viên, trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với xã hội, nhân quả … Nói chung là nhiều.
Nhưng ở bài này Hoài xin tách 1 góc nhỏ về đạo đức kinh doanh để chia sẻ thôi nhé. Trong quá trình mình kinh doanh và hướng dẫn các học viên, mình đã có cơ hội tìm hiểu thêm 1 số mô hình kinh doanh độc lạ ở cả trong nước và quốc tế.
Thật sự nó rất hay đó các bạn, mình càng đào sâu vào tìm hiểu lại càng thích. Nổi lên đó là mô hình kinh doanh và sản xuất yến sào, đang bị thị trường tẩy chay và lên án rất nhiều. Họ coi nghề nuôi yến là 1 nghề thất đức và trái nhân đạo. Vậy thì ở bài này mình cùng tìm hiểu xem nó có trái nhân đạo và thất đức như lời đồn không nhé.
Nuôi yến lợi nhuận cực cao đó các bạn. Hiện tại 1 không yến trung bình đã tầm 33tr/1kg rồi nhé. Nhưng công sức bỏ ra với giá trị của nó thì hoàn toàn hợp lý.
Lúc trước Hoài nghĩ nuôi yên chắc là như nuôi heo, nuôi gà vậy các bạn. Nuôi xong rồi lấy tổ và lấy thịt đem bán. Các bạn có nghĩ như Hoài không.
Bậy dồi nhé. Cho đến khi Hoài nghe bạn học viên của Hoài đang kinh doanh mô hình này chia sẻ thì Hoài biết Hoài sai quá sai rồi các bạn.
Thường thì khu vực nuôi chim yến sẽ chọn nhữn g nơi có cánh đồng, gần biển, thức ăn côn trùng phong phú. Sau đó người nuôi chim yến sẽ xây nhà và dẫn dụ chim đến làm tổ. Muốn dụ được chim đến ở thì nhà xây dựng sẽ phải đúng kỹ thuật, nơi thoáng đãng và an toàn thì yến mới chịu tới làm tổ. khoảng tiền đầu tư cho nhà Yến là 1 tỷ trở lên tùy vào quy mô, tiền tỷ chứ không đơn giản đâu các bạn nhé.
Tổ yến được làm từ nước dãi của chim yến. Thời gian làm tổ của Yến là khoảng 2 tháng
Đúng quy luật thì một năm một cặp chim yến sẽ có 3 đợt sinh sản và mỗi thời kỳ sinh sản thì chim yến sẽ làm tổ mới. Quy trình hái tổ nhân văn là chờ yến mẹ đẻ trứng xong, cho chúng ấp trứng nở, đến khi chim non ra ràng tự kiếm ăn như bố mẹ của nó thì người nuôi yến mới hái tổ,
Rõ ràng đây là một mối quan hệ cộng sinh. Bạn nuôi chim yến và yến cho bạn tổ để bạn kiếm thêm thu nhập và bồi bổ sức khỏe. Thì nó hoàn toàn nhân văn và tốt đẹp. Yến còn biết ơn bạn nữa. Ở đâu mà an toàn chúng sẽ rất chung thủy với gia đình đó. Lúc đó bạn có hốt bạc luôn đó chứ.
Nhưng một số người vì lòng tham mà đã lấy tổ quá sớm, yến cha vừa mới làm tổ xong họ đã vội hái tổ thế là yến mẹ đã kịp đẻ trứng đâu. Nên yến cha tất tưởi liền đi làm 1 cái tổ mới cho vợ nó đẻ trứng, cứ như vậy mà yến cha kiệt sức, lần sau không muốn làm tổ nữa đấy.
Còn người nuôi yến thì được 2 lần tổ. Tổ yến chưa đủ thời gian nên không cứng cáp, thiếu vi chất và kém chất lượng. Kinh doanh và nuôi chim yến không xấu, mà ngược lại nó còn là một mô hình kinh doanh nhân đạo, mang lại giá trị sức khỏe và kinh tế cao nữa
Bất lương hay không là do người vận hành chúng. Dĩ nhiên là mỗi người sẽ có 1 góc nhìn khác nhau, nhưng chúng ta cần tìm hiểu rõ ràng nhiều khía cạnh trước khi đưa ra kết luận. Có một số bạn hỏi Hoài vậy mô hình kinh doanh đa cấp có xấu không?
Đa cấp không xấu, đa cấp tức là nhiều cấp thôi. Bệnh viện, trường học cũng là nhiều cấp mà. Tuy nhiên mình không ủng hộ đa cấp ở Việt Nam, vì bị biến tướng quá nhiều, nó chuyển thành 1 hình thức lừa đảo trắng trợn. Sản phẩm đa cấp cũng không xấu, một số sản phẩm chất lượng là đằng khác, mình cũng có xài sản phẩm đa cấp mà.
Tuy nhiên xấu tốt là do cách người vận hành, nên mình không đánh đồng tất cả được. Bán hàng là giúp đỡ khách hàng, bạn làm sao đem sản phẩm của bạn đến tay khách hàng và giúp họ giải quyết vấn đề mà họ gặp phải và cả 2 bên đều vui vẻ là được rồi,
Với bản thân Hoài trong quá trình kinh doanh, theo quan sát đúc kết của mình nhé. Mình thấy cứ làm ăn chân chính thì luôn phát triển lâu dài và bền vững, còn khôn lõi che đầu này lấp liếm đầu kia thì cũng sập nhanh thôi à
Nếu các bạn tìm hiểu kỹ về đạo đức kinh doanh thì tốt
Còn không chỉ cần đi theo 3 phương châm sau là được
- Không vi phạm đạo đức
- Không vi phạm pháp luật
- Không làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội
Đúng là luật nhân quả không chừa 1 ai, nhưng nó còn trừu tượng quá
Chia sẻ của Hiền Hoài