Khi các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế đang tìm mọi cách chống lại đại dịch Covid-19 đang leo thang chóng mặt, phản ứng nhanh hay chậm, hợp lý hay không dẫn đến những kết quả tương ứng.
Thật không may, châu Âu và Hoa Kỳ đã phản ứng quá chậm dẫn đến quá muộn để dập tắt C19 trước khi đại dịch lan rộng. Còn ở những quốc gia có phản ứng sai như Ý khiến đại dịch đã biến thành thảm họa.
Với tư cách là những nhà quản lý, chúng ta có thể học được gì từ cách các quốc gia giải quyết những thách thức chưa từng có do cuộc khủng hoảng đang lan rộng nhanh chóng.
Tôi sẽ lấy New Zealand làm ví dụ:
- Ngày 3/2/2020: Khi dịch bùng phát mạnh ở TQ, NZ ra quyết định tất cả những ai (không phải công dân hay người định cư) đến từ TQ sẽ không được nhập cảnh.
- Ngày 28/2: người đầu tiên nhiễm C19 đến từ Iran, là cư dân NZ – chính phủ ngay lập tức cấm người đến từ Iran nhập cảnh.
- Ngày 14/3: tất cả 6 ca nhiễm C19 đều từ nước ngoài về – tất cả những ai trở về từ nước ngoài đều phải tự cách ly 14 ngày.
- Ngày 21/3: Có 2 ca nhiễm được cho là lây nhiễm trong cộng đồng: Thủ tướng tuyên bố đất nước đã chuyển sang cảnh báo cấp ba, có hiệu lực ngay lập tức. Trong 48 giờ, toàn bộ đất nước sẽ chuyển sang cảnh báo cấp bốn, nghĩa là đóng cửa toàn bộ (trừ những nơi cung cấp dịch vụ thiết yếu).
Cho dù có ứng phó nhanh như vậy nhưng ngày 3/4 số người lây nhiễm C19 ở New Zealand vẫn đang tiếp tục tăng, không ai biết chính xác những gì cần phải làm để ngăn chặn virus.
Các nhà chuyên môn vẫn chưa hoàn toàn hiểu về con virus này và cơ chế lây lan của nó, chúng ta sẽ còn rất lâu mới biết hết về nó. Ngoài ra, độ trễ đáng kể giữa thời gian hành động (hoặc không hành động) và kết quả (các ca nhiễm và tử vong) khiến chúng ta buộc phải chấp nhận rằng chúng ta không rõ ràng về những giải pháp nào có thể hiệu quả, sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí hàng năm.
Tuy nhiên, có hai khía cạnh nổi bật khi đối diện với khủng hoảng mà chúng ta có thể học được.
- Không có thời gian để lãng phí do sự tiến triển nhanh của tình hình. Khi đối mặt với khủng hoảng, chúng ta phải xóa bỏ hết những rào cản quan liêu để phản ứng thật nhanh với nó.
- Cách tiếp cận hiệu quả đối khủng hoảng lớn phải giống như trong tình trạng chiến tranh: Cần huy động mọi nguồn lực, con người và tài chính và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban (nếu ở quy mô tổ chức), trong cả khu vực công và tư nhân, và xã hội nói chung (nếu ở quy mô quốc gia), giữa các nước (nếu ở quy mô toàn cầu).
Có nghĩa là để phản ứng được hiệu quả với khủng hoảng đòi hỏi cách tiếp cận và ra quyết định rất khác so với bình thường: Chúng ta cần cực kỳ linh hoạt để lập tức thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi.
Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Covid-19, họ cần phải áp dụng một hệ thống trong đó ƯU TIÊN việc học: Học từ những gì đang diễn ra, từ cách những quốc gia khác đang làm thành công.
Thử nghiệm và học thật nhanh từ đó, sau đó mở rộng quy mô. Và điều quan trọng nữa là CẦN XÁC ĐỊNH NHỮNG VIỆC KHÔNG HIỆU QUẢ VÀ DỪNG LẠI NGAY LẬP TỨC.
Trong khủng hoảng cần đặt ra các nguyên tắc và thực hiện một cách có kỷ luật – nếu không có kỷ luật, mọi nguyên tắc là vô nghĩa.
Stay safe, everyone!
Chia sẻ của Cherry Vu