Mục lục
Phần một: Các Tiêu Chí Của Một Sản Phẩm Tốt
Chọn sản phẩm cũng giống như việc chọn chồng hay chọn vợ vậy. Lựa đại là đâu có được. Đây là bước đầu tiên và cũng có thể xem là bước quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh. Bởi nếu bạn chọn sai sản phẩm thì những công đoạn sau cho dù bạn có làm tốt thì cũng khó có thể mang lại hiệu quả tốt đa.
Việc chọn được một sản phẩm đủ tốt sẽ mang lại cho bạn một lợi thế rất lớn khi tiếp thị đến khách hàng. Vậy làm sao để tìm được sản phẩm này? Theo tôi, bạn có thể chọn dựa theo các tiêu chí.
Khách hàng có nhu cầu về sản phẩm này
Thử nghĩ mà xem, nếu bạn bán một sản phẩm mà chả ai muốn mua thì cũng coi như vứt. Dù bạn có thích sản phẩm này, nhưng khách hàng họ không có nhu cầu thì cũng đâu có được. Người ta thích ăn phở ai đời bạn lại đi bán bún bao giờ. Người ta là người mua mà. Còn nếu bạn muốn bán “cho vui” hay “bán vì đam mê”’ chứ quan tâm gì chuyện lời lỗ thì
Để bán một sản phẩm hoàn toàn mới, bạn phải “educate” khách hàng. Hiểu một cách nôm na là bạn phải dùng các kênh truyền thông để truyền tải thông điệp đến khách hàng rằng đây là một sản phẩm đáng mua. Rằng cuộc sống của họ sẽ tốt hơn nếu dùng sản phẩm mới này của bạn.
Bạn phải làm liên tục việc này và…cầu nguyện. Chứ biết sao giờ. Bạn biết không, “educate” khách hàng chưa bao giờ là một việc dễ dàng cả. Nó rất tốn kém và bạn mới bắt đầu thì làm quái gì có tiền để theo cuộc chơi này. Những doanh nghiệp lớn họ cũng không dám nữa là.
Nhưng làm sao để biết khách hàng có nhu cầu đây? Cũng đâu thể ngồi đó mà đoán mò được, đúng hem.
Bạn có hiểu biết nhất định về sản phẩm này
Nếu ngay cả sản phẩm bạn bán mà lại không biết chút gì về nó thì làm sao khách hàng có thể tin tưởng được. Không những hiểu rõ về những chức năng cơ bản, bạn còn phải biết những thứ mà nếu không phải là người trong nghề thì cũng không thể biết được. Khi đó, bạn tư vấn về sản phẩm, khách hàng sẽ tin tưởng hơn.
Nhưng nếu bạn chưa biết gì về nó mà vẫn muốn bán thì sao? Bạn phải mua sản phẩm đó về, dùng thử một thời gian và cảm nhận. Bên cạnh đó, bạn phải tìm hiểu TẤT CẢ các thông tin có thể có về sản phẩm này. Hãy là “chuyên gia” trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh.
Nếu bạn thường xuyên dùng một sản phẩm nào đó và cảm thấy nó thực sự tốt, bạn có thể ưu tiên chọn nó để triển khai (Tất nhiên, nó phải thỏa mãn tiêu chí 1 nửa) Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu về sản phẩm. Và đây cũng có thể được xem là một “lợi thế cạnh tranh” của bạn. Việc mua hàng từ của một người cũng đang dùng sản phẩm đó sẽ yên tâm hơn rất nhiều.
Nguồn hàng dễ kiếm và dễ để scale
Đừng để khi khách có nhu cầu mà trong kho lại không còn hàng để giao. Nếu bạn có một xưởng gần nhà và có thể thương lượng được với họ thì không gì bằng. Tôi cũng bị mấy sao quả tạ trên shopee về vụ thiếu nguồn hàng. Giờ nhắc lại vẫn cay lắm. Những ngày đầu, bạn có thể lấy một ít sản phẩm về và test thử về nhu cầu của khách hàng.
Nhưng bạn không phải bán cho vui vài sản phẩm rồi thôi. Khi đã hiểu rõ về thị trường, về nhu cầu của khách hàng thì cũng là lúc để bạn scale nó lên để mang về lợi nhuận lớn hơn. Vì vậy, nhu cầu của khách hàng phải đủ lớn và khách hàng phải dễ mua thì mới có thể scale được.
Chỉ cần tìm sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu này là bạn đã tiến được một bước rất dài rồi.
Chất lượng là trên hết.
Đừng bao giờ bán một sản phẩm mà chính bản thân bạn chưa từng xài hoặc không dám xài nó. Xây dựng uy tín đã rất khó nhưng việc đạp đổ vì chất lượng sản phẩm không ra gì thì lại rất nhanh. Bạn có thể bán một sản phẩm đắt hay rẻ không quan trọng, nhưng nhất định bạn phải chọn một sản phẩm có chất lượng.
Nếu là một sản phẩm về thực phẩm chức năng thì phải có giấy phép đầy đủ. Vậy làm sao để biết được sản phẩm đó có tốt không? Thì quay lại đọc tiêu chí 2. Bạn thấy các tiêu chí này có khó không? Phải khó chứ, dễ quá ai họ cũng làm cả rồi. Nhưng không phải là không có cách nha.
Chia sẻ của Lê Tấn Nghĩa