Nếu trong marketing người ta nói “Nội dung là vua”. Thì trong kinh doanh người ta luôn khẳng định “Tiền mặt là vua”. Vì thế các thương hiệu bán lẻ mua bán thu tiền mặt luôn có giá trị rất cao và thị trường bán lẻ là thị trường béo bở nhất.
Không lạ khi rất nhiều các thương hiệu bán lẻ có mức nợ vay rất cao, đôi khi cao hơn cả vốn sở hữu. Ví dụ như TGDĐ có vốn sở hữu 11.290 tỉ đồng trong khi nợ phải trả là 21.064 tỉ đồng (số liệu cuối năm 2019) nhưng vẫn phát triển một cách rất mạnh mẽ.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên, nhưng trong kinh doanh đó là chuyện bình thường với các thương hiệu bán lẻ có doanh số bán hàng khủng mỗi ngày (TGDĐ gần 300 tỷ doanh thu mỗi ngày và lãi ròng mỗi ngày 11 tỷ) và thu bằng “tiền mặt” thì việc chiếm dụng “vốn” của người khác là chuyện bình thường.
Khi thị trường tốt, các ông vua bán lẻ là mỏ vàng cho các nhà đầu tư, ngân hàng và cả các đối tác nhà cung cấp. Thu tiền ngay và trả nợ từ từ, dòng tiền luôn đảm bảo… và doanh nghiệp, thương hiệu sẽ rất khòe và ngày càng lớn mạnh. Chuyện nợ nần không quá quan tâm, việc của doanh nghiệp là mở rộng thị trường, đa dạng hóa nguồn hàng, chăm sóc khách hàng để chiếm lĩnh thị trường và tăng doanh số.
Nhưng khi đại dịch xảy ra thị trường bị khủng hoảng nghiêm trọng, các cửa hàng phải đóng cửa, doanh thu giảm sút, nguồn tiền mặt ít đi… và tất nhiên là dòng tiền sẽ chịu ảnh hưởng nghiệm trọng. Nếu tiền là máu… thì dòng tiền là dòng máu… nghẽn mạch máu thì… doanh nghiệp có rất nhiều nguy cơ xảy ra.
Lúc này bài toán của doanh nghiệp là tiền với các việc cơ bản: Huy động thêm vốn, giản nợ, khất nợ và đặc biệt là cắt giảm chi phí.
Và để tồn tại được qua mùa dịch và chờ thị trường khôi phục lại… các ông vua bán lẻ sẽ làm gì cụ thể… Hãy chờ xem?. Hãy cùng thảo luận các kịch bản có thể xảy ra của thị trường bán lẻ sau đại dịch?
Chia sẻ của Nguyễn Hoàng Văn