Mục lục
Những kiến thức mà founders khám phá ra sẽ chỉ ra các định hướng tốt và quan trọng là cả những sai lầm, thiếu sót trong sản phẩm và cách làm thị trường của các đối thủ để startup có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro và nguồn lực khi phát triển sản phẩm và kênh bán.
Dữ liệu say – “nói”
Đây là dữ liệu mà bạn có được khi bạn “hỏi” các khách hàng tiềm năng, và sai lầm đầu tiên đến từ việc “hỏi như thế nào?”. Như câu quote nổi tiếng của Henry Ford
“Nếu bạn hỏi khách hàng họ muốn gì, họ sẽ trả lời là họ muốn những con ngựa chạy nhanh hơn”.
Ý bạn cần hiểu ở đây là NGHĨA ĐEN trước đã – tức là đừng hỏi khách hàng những câu ngu ngốc! Hai sai lầm chính của các founders hay mắc giai đoạn này, theo các nguyên tắc của khoa học hành vi, là: Áp đặt ý kiến chủ quan của bản thân lên người dùng, bỏ qua các tín hiệu và thông tin cần thiết cho việc phát triển sản phẩm.
Điều này do Confirmation Bias (Thiên kiến xác nhận) gây ra, vì founders tập trung tìm kiếm và phân tích những thông tin xác nhận niềm tin hiện thời của họ và bỏ qua những thông tin chống lại nó. Không thể xác định chính xác các thông tin về FUD của người dùng tiềm năng với các sản phẩm mà họ đang sử dụng trên thị trường và xây dựng một hành trình khách hàng tối ưu. (F = Fear – Nỗi sợ, U = Uncertainty – Sự không chắc chắn, D = Doubt – Sự lo lắng)
Dữ liệu do – “làm”
Là dữ liệu khách hàng đang sử dụng sản phẩm của bạn, hoặc của đối thủ như thế nào.
Khách hàng đang làm gì với sản phẩm (của bạn hay của đốI thủ) vậy?
Đây là lý do tại sao các nhà đầu tư sẽ quăng hồ sơ các startup với mấy câu tuyên ngôn đại loại như “Bọn em là duy nhất, là số một, là đầu tiên trên thị trường!” vào sọt rác. Vì các founders đấy quá ngây thơ!
“Không có khô mực nướng để uống kèm bia? Tôi uống bia với lạc, với thịt trâu gác bếp, thậm chí bia kèm rượu cũng được!”
Mr. Lê Thái Dương nói
Startup là nơi được kỳ vọng làm ra sản phẩm thay thế ưu việt hơn, cạnh tranh với các giải pháp có sẵn trên thị trường dành cho khách hàng.
Tuy các giải pháp hiện có, có thể không giải quyết tối ưu các vấn đề (FUD) của khách hàng; nhưng để cạnh tranh với sự quen thuộc của các sản phẩm cũ trong tâm trí khách hàng, cũng như nguồn lực sẵn có của các đối thủ cạnh tranh, startups sẽ cần cố gắng rất nhiều đấy!
Các đối thủ cạnh tranh đang đưa sản phẩm của mình tớI khách hàng như thế nào (marketing và sale)? Tại sao các đốI thủ lại không đi vào những kênh mà bạn định đi?
Hãy nghiên cứu kỹ rồi hãy trả lời 2 câu hỏi trên nhé!
Giải pháp: Nghiên cứu THẬT KỸ LƯỠNG những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- Cách khách hàng dùng chúng như thế nào?
- Cách các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường đang làm marketing và sale ra sao?
Những kiến thức mà founders khám phá ra sẽ chỉ ra các định hướng tốt và quan trọng là cả những sai lầm, thiếu sót trong sản phẩm và cách làm thị trường của các đối thủ để startup có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro và nguồn lực khi phát triển sản phẩm và kênh bán.
Chia sẻ của Thành Long