Mục lục
Cho tới hôm nay, dịch Covid tạm thời đã ổn định ở Việt Nam, tuy nhiên còn nhiều nước vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề, và chưa dám mở cửa nền kinh tế.
Như vậy, các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhất là những đơn vị phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, hoặc xuất khẩu hàng hóa.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho rằng: Việt Nam đã thắng lợi lớn trong mùa dịch Covid từ việc khống chế được dịch bệnh không lây lan.
Việt Nam có nhiều lợi ích từ cuộc chiến chống Covid
- Việt Nam đã nhanh chóng ghi tên mình vào “phiên bản ngoại giao thời Covid-19”, một bước đi mà Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác đang triển khai để đạt được hiệu quả chiến lược.
- Thời gian gần đây, Việt Nam đã tăng cường sản xuất thiết bị y tế và hỗ trợ cho Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Anh. Đây là nhóm 5 quốc gia đang phải vật lộn để đối phó với dịch bệnh nhưng cũng là những nước đã đàm phán các thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam.
- “Đại dịch Covid-19 là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam để tăng cường sức mạnh mềm, vì nó giúp truyền bá tình đoàn kết và sự hào phóng của Việt Nam với cộng đồng quốc tế”, giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ nhận xét.
- Đại dịch Covid “giúp Việt Nam chứng minh giá trị của mình với thế giới”.
- Với sự tuân thủ của người dân, đồng lòng cùng Chính phủ trong việc thực hiện dãn cách xã hội và khai báo y tế, làm cho các nhà kinh tế thấy sự tin tưởng của người dân vào Chính phù. Đây cũng là điểm cộng về ổn định chính trị cho các nhà đầu tư.
- Ngân hàng đầu tư của Nhật Bản Nomura đánh giá, với mức tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2019, Việt Nam sẽ có được lợi thế từ sự thay đổi chuỗi cung ứng.
- Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến xấu nhất, Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ giảm xuống 1,5% trong năm 2020, giảm đáng kể từ mức trung bình 7% trong những năm gần đây.
- Mặc dù điều này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng thấp nhất của Việt Nam trong nhiều thập kỷ, nhưng con số này vẫn cao hơn nhiều so với hầu hết các nước láng giềng ở Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan với dự báo tăng trưởng âm 5,3% trong năm 2020
- Các chính trị gia ở Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Âu đã đề cập sự cần thiết của việc “tách rời” khỏi nền kinh tế Trung Quốc, trong đó phá vỡ sự phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất từ nước ngoài đối với các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như vật tư y tế.
“Việt Nam sẽ là bên thụ hưởng lớn từ sự đa dạng hóa này vì Việt Nam đã cho thấy sự thân thiện trong khi vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả về kinh tế đối với các công ty của phương Tây. Trong nhiều trường hợp, Việt Nam sẽ là sự lựa chọn đầu tiên khi họ tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy. Và đây là thời cơ không thể tốt hơn cho Việt Nam”, chuyên gia Vuving đánh giá.
- Các nhà đầu tư đã thấy rõ sự khác biệt, khi thị trường chứng khoán Việt Nam nổi lên là lĩnh vực sinh lời nhất trong khu vực trong năm 2020, trong khi các thị trường chứng khoán khác lao đao với những dự báo về thiệt hại kinh tế do Covid-19.
- Hãng tin Bloomberg cho biết, sau sự sụt giảm chưa từng có trong gần 20 năm qua hồi tháng 3/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam được nhận định đang hồi sinh, khi các nhà đầu tư tin tưởng vào phản ứng với dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ.
- Theo nhận định của một số chuyên gia, nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn các quốc gia Đông Nam Á khác trong năm 2021, đặc biệt nếu Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước EU di chuyển hàng loạt chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc và lựa chọn điểm đến là Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý một số nguy cơ sau
Việc Chính phủ thực hiện cách ly xã hội đã đảm bảo được dịch không lây lan, nhưng đồng thời cũng là việc đóng cửa nền kinh tế. Hiện nay nhiều nước đã mở cửa kinh tế hoàn toàn, thì Việt nam, vẫn trong nguy cơ có thể dịch bùng phát.
Việc đóng các đường bay quốc tế và cách ly người nhập cảnh làm ảnh hưởng với du lịch, các nhà đầu tư FPI và hàng xuất khẩu. Trong khi tỷ trọng 75% người dân Việt là nông dân, không có thu nhập thường xuyên, việc tiêu thụ hàng hóa trong nước không phải là vấn đề dễ dàng cho những doanh nghiệp đã quen với xuất khẩu
Ảnh hưởng du lịch không chỉ là ảnh hưởng tới dịch vụ du lịch, mà ảnh hưởng tới cả những ngành liên quan như: BĐS du lịch, hạ tầng du lịch và các chiến lược phát triển du lịch, khách sạn, nhà hàng, sự kiện…
Những năm qua, đầu tư BĐS du lịch đã chiếm số vốn khá lớn của các nhà đầu tư và ngân hàng thương mại. Nếu tình trạng đóng băng du lịch, có thể làm ảnh hưởng tới nợ xấu của các ngân hàng và ảnh hưởng domino sang các ngành khác…
Ngành gia công dệt may, da giầy chiếm tỷ trọng lớn về sử dụng lao động, nhưng do các đơn hàng bị dừng lại, vốn của các nhà sản xuất ứ đọng trong hàng hè không được tiêu thụ, sẽ hạn chế những hợp đồng gia công trong vụ sau, khiến cho lao động trong lĩnh vực này sẽ bị thất nghiệp nhiều. Họ hầu hết là lao động phổ thông, nên khi thất nghiệp họ sẽ khó chuyển sang một công việc mới, đồng thời tiêu dùng tối thiểu cũng bị cắt giảm.
Khi các nước đã chịu ảnh hưởng của đại dịch, họ gần như đã tiếp cận với miễn dịch cộng đồng, và hoàn toàn mở cửa nền kinh tế, thì Việt Nam, lại không thể mở cửa vì sức khỏe người Việt sức hiện đang khá nhậy cảm với Covid. Chính phủ phải đứng trước lựa chọn: Sức khỏe và lòng tin của người dân, hay phát triển kinh tế.
Cơ hội giải quyết những vấn đề gai góc
Cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng diễn ra vào thời điểm ngoại giao quan trọng đối với Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam chính thức đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Đồng thời là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Với 2 vai trò quan trọng này, Việt Nam đã thể hiện là một quốc gia tích cực, có trách nhiệm với ASEAN và cộng đồng quốc tế.
Đã có dự đoán trong giới ngoại giao cho rằng, nhiệm kỳ của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN có thể được kéo dài đến năm 2021 do sự gián đoạn gây ra bởi đại dịch Covid-19.
Nếu dự đoán này đúng, thì điều đó sẽ cho phép Việt Nam có thời gian xây dựng sự đồng thuận trong khu vực về hai vấn đề lớn, bao gồm thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông và một thỏa thuận về quản lý tài nguyên nước trên sông Mekong.
Cả hai vấn đề gai góc này đã khiến nhiều nước thành viên của ASEAN bất đồng với Trung Quốc. Hồi đầu tháng 4/2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Philippines ra thông cáo bày tỏ sự đoàn kết với Việt Nam và lấy làm quan ngại về vụ việc.
Trong nguy có cơ
Phải công nhận đại dịch đã làm cho kinh tế thế giới tê liệt và khủng hoảng. Nhiều quốc gia không biết nên giữ ổn định xã hội và mạng sống cho người dân, hay giữ cho nền kinh tế phát triển.
Ngay trong đại dịch, rất nhiều thói quen sinh hoạt của người dân, cũng như thói quen mua hàng thay đổi. Những mặt hàng thiết yếu về y tế, thực phẩm cần thiết cho người dân được quan tâm và tiêu thụ nhiều hơn.
Cùng với thất nghiệp thì người dân cũng chú ý tiết kiệm và tiêu dùng có chọn lọc. Nhiều ngành hàng phải thay đối cách bán hàng, cũng như hoàn thiện lại gói dịch vụ, sản phẩm của mình để tới được tay người tiêu dùng.
Không ít những doanh nghiệp lao đao, nhưng Đại dịch Covid cũng là cú hích để không ít mặt hàng mới, dịch vụ mới hốt bạc, tăng trưởng đột biến. Covid cũng đã giải quyết được những vấn đề mang tính lịch sử như:
- Các chính sách, mô hình kinh tế và lý luận về kinh tế được bổ sung và thay đổi
- Các nước nghĩ lại về mức độ phụ thuộc kinh tế vào một quốc gia khác, từ đó mở ra một trật tự hoàn toàn mới.
- Các mô hình kinh doanh mới ra đời, chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu thay đổi, giúp cho những DN mới xuất hiện và làm chủ cuộc chơi
- Các doanh nghiệp, đáp ứng nhanh phù hợp mô hình kinh doanh và xu hướng tiêu dùng mới phát triển
- Các doanh nghiệp xác sống sẽ rút khỏi thị trường.
Giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp thời Covid
Chi phí quản lý
- Chi tiêu và Những khoản chi phí quản lý không cần thiết
- Thuê văn phòng, showroom, hội trường, địa điểm ( giảm giá). Sử dụng tối đa không gian của bạn
- Tiền lương của bộ phận gián tiếp (ousortsing nếu được). Sử dụng thời gian hiệu quả. Tối đa hóa các kỹ năng của nhân viên. Khoán quản, đưa hiệu quả công việc vào tiền lương
- Tiếp khách, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, giảm chi phí công tác
- Hội nghị, hội thảo, Đổi mới tiếp thị,
- Chi phí marketing, quảng cáo phải được xem xét kỹ và có kế hoạch
- Đầu tư máy móc, vật tư văn phòng (làm việc tại nhà)
- Loại bỏ những thủ tục thừa, cắt giảm quy trình chồng chéo.
- Áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm hệ thống để tăng cường quản lý nhưng giảm nhân sự.
( Các bạn xem mô hình kiểm soát chi phí trong hình kèm theo)
Giá vốn
- Giảm chi phí sản xuất, đưa ra định mức tiêu hao vật tư
- Chú ý cả chi phí cố định và chi phí biến đối
- Hạn chế tối đa thiệt hại do tài sản, thiết bị hỏng hóc gây ra. Tăng cường an toàn lao động
- Khoán sản phẩm cho người lao động
- Tìm kiếm nhà cung cấp tốt nhất, giá cả thấp nhất.
- Tập trung vào chất lượng
- Quản lý những vật tư chi phí thất thoát, mất hoặc lãng phí
Dòng tiền
- Chú ý những hợp đồng có thể bị kéo dài hay bị hủy (BĐS, khách sạn, du lich, resort…)
- Quyết toán, nghiệm thu các công trình và dự án dở dang
- Tích cực thu hồi công nợ
- Hạn chế tồn kho
- Ký kết lâu dài với những nhà cung cấp cho nợ lâu, giá đảm bảo
- Rà soát lại những khoản vay
- Dừng mua sắm đầu tư không trực tiếp làm tăng doanh thu
- Hợp tác lâu dài với những chủ đầu tư thanh toán nhanh, đúng hạn (Có thể lãi ít)
- Hạn chế đầu tư dàn trải, đầu tư không đúng ngành nghề, sở trường.
- Vai trò của giám đốc tài chính, xem lại việc quản lý tài chính của DN về doanh thu, chi phí và công nợ
- Chủ động bắt tay hợp tác với những đối tác trường vốn
- Chủ động thực hiện mua bán, sát nhập, hợp tác với các ngành nghề liên quan
Chia sẻ của Bùi Thị Lê Phương