Năm 2019, Vingroup cho biết đã bán 29% cổ phần của công ty VinID cho một đối tác. Sau đó, công ty VinID đã đổi tên thành Công ty cổ phần OneID.
VINID là công ty con của Vingroup, được thành lập vào tháng 7 năm 2018 với vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 80% cổ phần.
Cuối năm 2019, Vingroup vẫn nắm giữ 99,95% quyền biểu quyết và 51,22% tỷ lệ lợi ích tại OneID. Còn bây giờ thì khác.
Vingroup phân loại VinID thuộc nhóm thương mại – dịch vụ, dưới sự quản lý trực tiếp của One Mount Group, major shares của OMG thuộc về 03 nhà: Vingroup, Masan và Techcombank.
Tóm lại, đến hôm nay báo chí công bố VinID đổi thành OneID, mở sang một trang mới.
VinID trước giờ được định nghĩa là “Trợ lý ảo thương mình của người Việt”. Không biểt ai quyết định cái brand positioning này, có lẽ là dân tech hoặc ngoại đạo về branding.
Chưa biết OneID được định vị là gì ngoài mục tiêu là xây dựng Super App
Các lĩnh vực mà OneID nên focus vào tới đây, đừng mở rộng đa dịch vụ mà đánh mất vị thế của mình trong cuộc chạy đua làm Super App:
- Micro financial services: Cái này là KEY TO SUCCESS của OneID
- O2O: Cái này OneID đang có lợi thế nhất, mà mở rộng theo industry nào thì để xem OneID đi như nào. O2O là cái OneID tập trung hàng đầu nhưng số 1 mới là Key nên mình tạm đặt vị trí thứ 2.
- Loyalty & Membership: Cái này là key to success để làm O2O.
- (Nói sau)
- —
29% cổ phần của VinID bán cho một đối tác đó có lẽ là TCB, không biết đúng không? Background là OMG.
Nói chung OMG là bài toán tài chính của các business economists chuyên nghiệp.
Có lần mình consulting cho một startup mấy năm tuổi, có base development rất tốt sau time dài sống tốt và gọi được vốn 7 chữ số, là tách ra thành 2 cty con với 02 mảng chính hiện tại để theo game lớn hơn về sau nhưng các bạn founders không chịu, không có mindset về finance.
Nhân sự kiện này mình muốn nói với các startup founders là ngoài tech & marketing cần nghĩ lớn hơn.
Nhiều bạn thường nói rằng làm startup cần “think big, do small”
Bạn có biết làm sao để “nghĩ lớn”?
ĐÓ LÀ FINANCE.
Chứ không phải chú trọng vào tech, vốn là mindset của các startup vì nói đến startup đều tech base và thường tech team là “con ruột”, “non-tech” chỉ là “con ghẻ”…
Hãy nhớ rằng tech là backend, marketing là frontend còn finance chính là máu của co-founders.
Có rất nhiều startup ở Việt Nam failed chẳng hạn như Wefit vì financial model không work, đây là nguyên nhân chính, mình nói theo góc nhìn cá nhân chứ không đi vào chi tiết.
Finance gần như là điểm yếu của phần lớn các startup Việt Nam.
Bạn giỏi toán nghĩa là bạn có thể học và làm tech giỏi. Bạn build công tech startup của mình grow rất tốt không có nghĩa là bạn giỏi về marketing. Dù bạn là chuyên gia về marketing nhưng không có nghĩa là bạn biết cách làm branding.
Công ty bạn grow 200% MoM không có nghĩa là bạn giải quyết được các bài toán về finance.
Chia sẻ của Nguyễn Việt Hùng