Mục lục
Trải nghiệm trên FOODAPPS
OK. Chúng ta hay nói về trải nghiệm khi ăn lẩu Haidilao, tấm tắc với Pizza 4Ps, lạ lùng với Noir (nhà hàng ăn trong bóng đêm).
Một mặt khác, rất nhiều mô hình F&B trải nghiệm đã fail, như quán Ice Coffee – uống café trong cái lạnh âm độ, hay các chuỗi café thú cưng, nuôi mèo, nuôi kỳ đà, cá Koi, café giả lập bãi biển, hay café đánh cờ tướng v.v…
Vấn đề khi chuyển dịch kinh doanh ẩm thực trên App là gì, đó là phải chuyển đổi được tối đa trải nghiệm từ nhà hàng lên App.
Tất cả những điểm chạm cảm xúc, như không gian quán, như nhân viên niềm nở, nhân viên cười v.v… đều phải được đóng gói…
Đó là điểm khó… Nhưng đóng gói được thì nó cũng có cái lợi, đó là tính ổn định của trải nghiệm khi đã đóng gói. Vì thật lòng mà nói, trải nghiệm được xây dựng nên từ chính nhân sự.
Mà sự ổn định của nhân sự trong ngành F&B không được cao. Giữ được sự ổn định về trải nghiệm là điều rất khó.
Tuy nhiên, khi đã đóng gói được và đẩy được lên môi trường online thì nó nhất quán hơn rất nhiều…
Điểm chạm trải nghiệm khi một cửa hàng bán hàng qua App là gì? Trả lời luôn: Đó là TÊN
Điểm chạm trải nghiệm: Tên
Bạn rất khó bán hàng với một cái tên tệ hại. Đã từng có một thời kỳ “mốt” của ngành F&B là đặt những cái tên gây sốc, cho nó dễ nhớ. Haiz…. Kiểu như “Ối giời ơi”, hay bán Chim thì lấy tên là “Chim tôi đi cô”, hay “Xấu quắc”… nhiều lắm
Đã có một thời, mọi người hay đặt tên kiểu “ấn tượng” vậy rồi làm đi kèm theo các chương trình truyền thông.
Kiểu như quán “Chim tôi đi cô” sẽ có kèm cùng việc là thuê 1 loạt các anh đẹp zai 6 múi cởi trần nướng chim, sau đó là các concept kiểu “chim to”, “chim nhỏ”, “chị em thích chim”, “dân tập gym chim ngắn” v.v…
Từ đó tạo ra các hiệu ứng viral…
Nói đi thì phải nói lại, tôi rất thích làm viral marketing và đã từng làm rất nhiều chiến dịch viral thành công.
Những chiến dịch như Thách thức Pizza Khổng Lồ hay Pizza Thanh Long hay Burger Corona đều đi theo các concept truyền thông lan truyền…
Nhưng việc đặt tên như trên thì… Ấn tượng không? Có! Nên đặt tên như vậy không? KHÔNG!!!
Đừng “xấu”, đừng “nhầm lẫn”
ĐỪNG đặt những tên XẤU, tên KHÓ NHỚ và tên DỄ GÂY NHẦM LẪN.
Ví dụ nhé (đây đều là những tên quán mình search trên các Food Apps như GrabFood, GoFood, NOW và Baemin)
“Yi He Kao Nai” bán gì? – Thú thật với rất nhiều tiếng Trung Quốc như tên này thì tôi không biết. Có lẽ là trà sữa chăng? Hay là đồ ăn Trung Quốc? Mà Trung Quốc hay Đài Loan hay Hong Kong? Chịu!!! Thực sự là không biết?
“Kinoko Corner and Max Drink” bán gì? Bạn trả lời là bán nước, vì có chữ “Drink” phải không? Sai rồi, quán bán chính là món ăn vặt, hic
Bếp Dì Ghẻ” bán gì? Đặt tên kiểu “Bếp” rất chung chung, không biết là bán gì luôn. Mà không hiểu sao tên kiểu này lại được đặt rất phổ biến. “Bếp nhà…… “ có thể bán đủ các thể loại, món Việt, món Âu, món bánh, cơm VP, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, đồ uống v.v….
Chưa kể, “Dì Ghẻ” cũng có liên tưởng không hay. Không nên…
“Ăn vặt béo MaDam” – Thực ra nếu viết là “Madam” thì không ai liên tưởng, tự dưng viết hoa chữ “Dam” thành “MaDam: nên có liên tưởng rất chi là “Dam”
“Lẩu Chịch” – Đang ăn uống tự dưng liên tưởng Chịch Choạc, không hay…
“Khát Rồi Mau Gọi Đồ Uống Thôi”, đặt tên theo kiểu “ấn tượng”, ok fine!!! Tốt nhất là đừng, mình can…
Hãy như “Bà Nga Ngan”
Tốt nhất là hãy đơn giản. Tên quán nên có kèm cùng TÊN MÓN ĂN CHÍNH của mình.
Quán bán Pizza nên có chữ Pizza, bán Ăn vặt nên có chữ Ăn vặt, bán Trà sữa nên có chữ Trà Sữa, bán bánh mỳ nên có chữ Bánh mỳ… Đơn giản, gọn nhẹ, thân thiện với khách hàng
Ví dụ luôn, nhìn cái tên “Bà Nga Ngan” mà xem. Có thể bạn đọc nhiều về brand sẽ cười cái tên này, không hay, không sang. Cơ mà nó hiệu quả nhá.
Nó định vị ngay được quán: Quán của “bà Nga” bán “Ngan”. Chẳng hào nhoáng hay phải căng não, khách hàng biết ngay được là cửa hàng bán món gì!!!
Chia sẻ của Hoàng Tùng