Mục lục
Nhìn newfeed ngập tràn những lời mời kinh doanh hấp dẫn mà thấm cảnh chọn người.
Bản thân mình là một người nhận được rất nhiều lời đề nghị hợp tác, hàng ngày ko biết bao nhiêu inbox, cú điện thoại, gửi sản phẩm đẩy vào hệ thống bán hàng.
Tuy nhiên, quá trình thẩm định dự án của mình ra sao, nhiều bạn hay thắc mắc:”tiêu chí của Trâm như thế nào”.
Lưu ý: bài viết rút kinh nghiệm từ cách chọn đối tác của tôi, các bạn có thể tham khảo. Vẫn như các bài chia sẻ trước, tôi xin phép ko nhận comment là những ý kiến trái chiều, xin cảm ơn các bạn đã hợp tác!
Thứ nhất, nếu để chọn cộng tác viên thì yếu tố số 1 của Tram Ta là KHÔNG CHỌN SINH VIÊN.
Tại sao? Vì những sản phẩm của chúng tôi bán chỉ chuyên dòng cao cấp, các em đang ngồi trên ghế nhà trường thì cứ tập trung mà học, đi làm là việc cả đời, sao phải vội.
Đồng ý là các em cần trải nghiệm, nhưng hãy làm những việc nhỏ phù hợp với mình. Nếu em bỏ học rồi, thì đó lại là câu chuyện khác.
Chúng tôi chọn những anh chị đã đi làm, có địa vị trong xã hội, những người có thu nhập, có mối quan hệ tốt, đặc biệt là các chị em bỉm sữa, với các bạn trẻ thì biết về marketing online, biết chạy Facebook ads …
Thứ hai, nếu chọn sản phẩm bán hàng thì chúng tôi sẽ dành time nghiên cứu và phân tích dòng sản phẩm ấy.
Mỗi dự án phải kéo dài từ 1-6 tháng nghiên cứu, cả 1 bộ phận marketing, R&D phải khảo sát và đưa ra những ý kiến chuyên sâu về dòng sản phẩm đó.
Điều tiên quyết là Tram Ta Co, phải là nhà phân phối độc quyền, ít thì độc quyền tại Việt Nam, nhiều thì độc quyền Đông Nam Á.
Chúng tôi không thích ai dẫm chân lên chúng tôi cả, mà với hệ thống mạnh mẽ, chúng tôi hoàn toàn có thể cân và đẩy bất cứ dòng sản phẩm nào mà tôi thẩm định là khả thi.
Thứ ba, nếu chọn đối tác để bắt tay, thì chúng tôi sẽ chọn những người như thế nào? Tôi cho rằng chọn người là khâu quan trọng nhất.
Thẩm định sản phẩm chưa chắc quan trọng bằng thẩm định đối tác, và đâu là những người có cùng tần sóng với chúng tôi?
Thẩm định bối cảnh cá nhân
Kiểm tra kỹ lưỡng các đối tác tiềm năng về mức độ cá nhân và chuyên nghiệp, nó sẽ cho bạn một ý tưởng tốt về việc có nên hay không bắt tay với họ để cùng xây dựng doanh nghiệp.
Thẩm định tài chính cá nhân
Tài chính là điều tiên quyết khẳng định rằng đối tác của bạn có đầy đủ năng lực để chia sẻ khó khăn cũng như cùng nhau phát triển doanh nghiệp.
Nếu họ nói rằng, có thể cung cấp cho bạn 100% thì đó là dấu hiệu đầu tiên rằng bạn đã chọn được đối tác tri kỉ.
Thẩm định tầm nhìn và mục tiêu
Khi bắt tay hợp tác cùng nhau thì đó là lúc chúng ta cùng nhìn chung về một hướng.
Hãy đặt ra các tiêu chí và đề ra các kế hoạch, thử xem chúng ta có cùng con đường hay không? Nếu đồng điệu thì chúc mừng, bạn đã tìm được đối tác hoàn hảo.
Thẩm định sự cộng hưởng
Bạn có thể chọn một đối tác không cùng chuyên môn nhưng đừng bao giờ chọn một đối tác không cùng quan điểm cũng như lý tưởng kinh doanh. Phong cách lãnh đạo và phương pháp kinh doanh của hai bên cần có sự tương hỗ để bổ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.
Như vậy, quan hệ giữa đôi bên mới có thể đảm bảo thành công. Không nên cộng hưởng những người cùng chuyên môn, nó sẽ GIẾT CHẾT doanh nghiệp bạn bởi những màn cãi vã, những màn thể hiện chuyên môn.
Thẩm định nhân cách
Đặt ra tiêu chí mà bạn cần tìm với đối tác của mình, đạo đức kinh doanh là một trong những nhân tố tìm đối tác tri kỉ. Có thể họ gặp sai lầm trong quá khứ, nhưng hãy nhìn vào hiện tại có đang làm gì và suy nghĩ như thế nào.
Một người lãnh đạo có tài mà lại có đức sẽ đem lại may mắn và thành công cho doanh nghiệp mình. Như vậy, chúng ta ko chỉ tin tưởng mà còn tôn trọng họ tuyệt đối.
Bởi vậy, khi đã bắt tay với đối tác nào chứng tỏ họ đã được chúng tôi thẩm định kĩ lưỡng. Trong mọi mối quan hệ, bạn phải lắng nghe, nghe bằng hai tai, nhìn tận mắt.
Những thông tin 1 chiều không có bằng chứng xác thực chỉ làm bạn luẩn quẩn trong những mớ bòng bong.
Chia sẻ của Trâm Tạ