Mục lục
Trong cuộc đời kinh doanh của bản thân mình, tôi đã gặp rất nhiều người chủ chán nản với chính ngành nghề mà họ kinh doanh.
Lý do hầu hết, mà Hùng tôi nghe được là thị trường “Nát” rồi, nhiều người nhảy vào làm quá, hết ngon, giá thì loạn cả lên.
Vậy có bao giờ anh chị thấy nản về việc kinh doanh của mình chưa?
Tại sao lại nản, khi việc phải cạnh tranh để tồn tại là quy luật tất yếu trên thương trường xưa nay.
Rất nhiều tư duy tiêu cực như:
- Thị trường này của ông lớn hết.
- Đối thủ vô nhiều, không giữ nổi khách.
- Khách đòi hỏi làm chiều mệt mỏi
- ….
Nhưng, sao không tư duy một tý là thị trường đỏ như vậy theo bạn đánh giá, vậy sao vẫn có những công ty họ tồn tại được, thậm chí lớn mạnh hơn từng ngày. Tại sao kỳ vậy?
Vài Gợi Ý Nhỏ
Hy vọng sẽ có ích cho anh/chị về cạnh tranh
Cạnh tranh bằng cách tái định vị
Tức không đi theo những gì đối thủ đang làm.
Thay vì vậy, ta tìm một tính năng mới từ sản phẩm, một yếu tố tâm lý người dùng cần rồi điều chỉnh hướng theo nó thử xem sao.
Ví Dụ: giờ biết bao nhiêu người sản xuất xà phòng handmade, một người bạn mình từng gặp, đi làm xà phòng cho người hướng nội, tự kỷ… vô cùng đặc biệt.
Hãy nếu như cả xã hội đều bán giày phổ thông,
Thì có người chọn bán giày Tăng Chiều Cao.
Cạnh tranh bằng điều chỉnh chuỗi giá trị
Ngày nay, các doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách không chỉ đơn thuần từ sản phẩm bán ra hay dịch vụ cung cấp, mà là cả chuỗi giá trị mà khách hàng tiếp xúc.
Ví Dụ: chuỗi giá trị 1 quán cafe
- Vị trí quán cafe (dễ tìm, gần nhà,…)
- Diện tích quán cafe (rộng, bề ngang to, …)
- Không gian quán (nhiều khu, toalet sạch,…)
- Hình ảnh (decor đẹp, nhận diện tốt, …)
- Chất lượng thức uống (vị ngon, nhiều,…)
- Nhân viên quán (xinh như hotgirl, hay cười,…)
- Văn hoá quán (nhiều sự kiện hay, yên tĩnh,…)
Thế nên, đôi khi 2 quán nấu đồ ăn ngon như nhau, chỗ này nhân viên xinh hơn bên kia là đủ giựt khách rồi. Nhiều bạn hãy nói mình, sao nhân viên nữ ở Thế giới di động xinh dữ ha a Hùng, thì ngoại hình nhân viên là 1 phần trong chuỗi giá trị mà.
Cạnh tranh bằng thờI gian cung ứng.
Rõ ràng, khách hàng, ai cũng thích làm việc ở 1 đơn vị mà nhanh nhẹn, tốc độ cả.
Bạn đặt hàng, chờ hoài không thấy giáo
Bạn vô tiệm, nhân viên làm rất chậm chạp
Bạn có vui không?
Thế nên, việc phải nỗ lực xây dựng hạ tầng làm sao để đẩy nhanh tiến trình cùng ứng sản phẩm – dịch vụ là điều mà bất kỳ CEO nào cũng phải lưu tâm, để giữ chân khách hàng.
Cạnh tranh bằng dịch vụ bán hàng.
Bạn kinh doanh sản phẩm, cái bạn bán là sự hài lòng của khách từ lúc bắt đầu cần bạn tư vấn, chứ không phải sau khi mua xong. Rõ ràng, nhiều nơi tùy bán mắc hơn nơi khác, sản phẩm như nhau, nhập cùng 1 nơi, nhưng sao họ vẫn mua nơi bán cao?
Bạn kinh doanh dịch vụ, cái bạn bán là trải nghiệm từ lúc bắt đầu sử dụng dịch vụ, chứ không phải kết thúc – nghiệm thu như nhiều người vẫn nghỉ.
Có những tiệm massage, tùy ọp ẹp hơn nơi khác, nhân viên cũng xinh không bằng, cho xa hơn, nhưng một khi bạn đã đặt chân vào, bạn đúng nghĩa được các nhân viên nữ ở barbershop hầu hạ như 1 vị vua, chỉ 1 từ thôi “Sướng”.
Anh em nào muốn tìm hiểu về đẳng cấp trải nghiệm ngành massage, hãy xem các clip về massage bên Trung Quốc họ làm, 1 đẳng cấp hoàn toàn khác.
Có những bạn, bán đồ tự lắp ráp. Khách mua về tự ráp ở nhà, mà đến 1 tờ giấy hướng dẫn cách ráp đi kèm cũng chẳng có, gọi nhân viên thì họ cũng chẳng biết ráp. Chán thật sự.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng.