Toàn cầu hoá mở ra rất nhiều cơ hội, các doanh nghiệp dễ tiếp cận thị trường hơn xưa rất nhiều.
Có những người chủ
Chỉ tổ chức doanh nghiệp theo 1 mô típ.
Vì trong quá khứ, họ từng thành công.
Có khi nào những kinh nghiệm, những cách thức bạn đang làm lại chính là điểm mù của doanh nghiệp, vì nó đã lỗi thời không.
Điểm mù trong tình huống này là cách thức và công nghệ lạc hậu.
Ví Dụ dễ thấy là sự tụt hậu 1 số ông lớn trong ngành logistics trước các startup vận tải ứng dụng quản trị bằng công nghệ trong mười năm đổ lại đây, từ 2011 đến nay.
Có những người chủ
Cứ phạm 1 sai lầm hết lần này đến lần khác.
Nghe thì cảm giác vô lý nhưng nó đang diễn ra nhan nhản mỗi ngày. Có những người CEO, hoàn toàn không biết một chút gì về tài chính, dẫn đến bất kỳ business nào anh ta mở ra, dòng tiền đều kém và kiểm soát lãi lỗ rất tệ.
Vì bản chất thiếu hiểu biết tài chính đã là điểm mù của người CEO, dù kinh doanh ngành nào thì nó vẫn tồn tại. Vậy điểm mù tình huống này là trình độ của người CEO, nhìn xa hơn là năng lực của cả tập thể.
Điểm mù này nằm ở các startup mà founder có tuổi đời còn trẻ rất nhiều, vì nhiều bạn còn chưa đủ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn đã quá vội vàng cho việc khởi nghiệp.
Có những người chủ
Chỉ ra các quyết định trong công ty dựa trên lời đề nghị từ quản lý cấp trung, hay thậm chí từ quan sát. Hệ quả là rất nhiều quyết định mang tính lợi ích trước mắt, thiên vị, thiếu cái nhìn toàn diện xuất hiện ngày một nhiều.
Đây là điểm mù hiện diện rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày chúng ta. Có khi nào ta chỉ vì 1 lỗi lầm nhỏ mà đạp đổ toàn bộ tình cảm người khác không?
Ví Dụ: chỉ vì vợ mình mệt, hôm nay chưa kịp nấu bữa tối. Tối người chồng về, không có gì ăn, buông lời trách móc nặng nề, cho là cô không làm tròn bổn phận, mà quên mất 364 ngày kia, cô đã nấu ăn thế nào.
Điểm mù này tôi thấy startup bị rất nhiều.
Họ ra quyết định cảm tính thấy vì tập lưu trữ dữ liệu để ra các quyết định bằng CON SỐ.
Có những người chủ
Đã đi vào vết xe đổ ngay từ đầu khi định giá bán cho sản phẩm của mình. Gây nên điểm mù tại hại là kinh doanh không biết công ty có lời hãy không, bán nhiều mà cuối tháng không đủ tiền trả lương,…
Rất nhiều bạn định giá không dựa trên chi phí
Mà dựa trên giá đối thủ, thậm chí bắt chước đối thủ và làm giá rẻ hơn.
Nếu bạn buộc tạm bán rẻ để thâm nhập thị trường, rồi lên giá dần, vậy thâm nhập trong bao lâu? Mọi thứ cần rõ ràng, vì vốn của bạn đâu phải vô hạn, và kinh doanh phải có lãi để tái đầu tư.
Có những người chủ
Chả bao giờ đo lường bất kỳ hoạt động gì trong doanh nghiệp của mình cả. Thậm chí, họ cho việc này mất thời gian, là mớ rắc rối khủng khiếp.
Nhưng nếu không làm, bạn cải tiến công ty kiểu gì đây, không có số liệu đo thì mọi đề xuất đều là nói cho sang mồm, làm không được.
Có những người chủ
Bản thân làm việc không có kế hoạch
Và trước khi triển khi các việc quản trọng, như mở thêm chi nhánh, phát triển dự án mới, mở rộng kênh quảng cáo, … Đều không hề lập ngân sách dự toán.
Hệ quả là gì.
Đang làm giữa chừng hết tiền.
Đi kèm nhiều hệ lụy khi buộc phải ngưng lại.
Với mọi tổ chức, làm việc gì cũng cần có kế hoạch cụ thể (do ai chịu trách nhiệm) và đi kèm là ngân sách dự toán cho việc đó. Tránh nói suông và làm sẽ không có sự cam kết cao từ tập thể. Kết thúc kế hoạch là đối chiếu và giải trình.
NHỮNG LỖI NÀY.
TÔI THẤY NHIỀU NGƯỜI PHẠM HẾT LẦN NÀY ĐẾN LẦN KHÁC, KỂ CẢ DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT. VÌ KHI THÀNH CÔNG, CHÚNG TA TỰ TIN BẢN THÂN GHÊ LẮM, VÔ HÌNH TRUNG CÁI TÔI RẤT CAO.
HÃY CẨN THẬN
VỚI NHỮNG ĐIỂM MÙ
Cảm ơn anh/chị/em đã đọc.
Chúc anh/chị/em vạn sự hạnh thông.
Những bài viết của mình là trải nghiệm từ cá nhân của mình 100%, nó không đại diện cho đa số, nó chỉ là đúc kết từ những công ty mà mình làm chủ, ở những ngành mình kinh doanh.
Người đọc chỉ tham khảo thêm là chính.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng.