Mục lục
Theo Dave Urich – Giáo sư Rensis Likert tại Trường Kinh doanh Ross, Đại học Michigan và một đối tác của The RBL Group, một công ty tư vấn tập trung vào việc giúp các tổ chức và lãnh đạo gia tăng giá trị, bài viết ngày 31/3/2020.
Không chỉ HR, mà theo cá nhân tôi, những lãnh đạo của Công ty cũng có thể tham khảo để định hướng các hành động cụ thể cho Công ty của mình.
“Bạn có mệt mỏi với cuộc khủng hoảng coronavirus?”
Coronavirus đã trở thành vấn đề nổi cộm chiếm trọn cuộc sống của nhiều quốc gia). Chúng ta đã học làm quen các thuật ngữ mới (cách ly xã hội, nơi trú ẩn, máy thở, đại dịch, làm giảm mức độ lây nhiễm “flatten the curve”) và trải nghiệm các phong cách sống không như trước (không tụ tập để mua sắm, ăn uống, chơi…); Cảm thấy nỗi sợ hãi và căng thẳng nặng nề.
Tất cả những gì chúng ta muốn chỉ là nó sớm kết thúc. Nhưng nó chưa kết thúc. Cuộc sống của chúng ta hôm nay KHÔNG phải là một “sự bình thường mới” (“A New Normal” – theo cách gọi của Dave Urich) và chúng ta rồi sẽ quay trở lại làm việc, tham gia xã hội và các hoạt động khác mà chúng ta đã có trước cuộc khủng hoảng này.
Đại dịch này có thể xem như là “một tai nạn”, giúp chúng ta tiến lên phía trước bằng cách đưa ra một viễn cảnh về các giai đoạn của cuộc khủng hoảng, sau đó xem xét các vấn đề nhân sự xung quanh nhân tài, lãnh đạo và tổ chức có thể được giải quyết bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia nhân sự và mỗi cá nhân. Hãy cùng tìm hiểu:
Các giai đoạn của một tai nạn và cuộc khủng hoảng này
Hình dưới đây đưa ra bốn giai đoạn về một tai nạn hoặc trường hợp khẩn cấp có thể áp dụng cho cuộc khủng hoảng vì coronavirus hiện tại.
Giai đoạn 1: Tai nạn với Sơ cứu / Phản ứng Đầu tiên
Một tai nạn xảy ra, yêu cầu sơ cứu ngay lập tức và xử lý khẩn cấp. Cảm xúc rất cao, môi trường hỗn loạn và khó hiểu, và những người phản ứng đầu tiên phản ứng nhanh chủ yếu dựa vào bản năng hơn là được huấn luyện để kiểm soát thiệt hại, cầm máu và làm cho người bị thương thoải mái. Đây là tình trạng của đại dịch trong những tuần qua.
Giai đoạn 2: Xe cứu thương có sự chuyển tiếp
Một xe cứu thương với các nhân viên y tế đến để vận chuyển nạn nhân vụ tai nạn. Trong quá trình chuyển tiếp xe cứu thương, các nhân viên y tế sẽ hỗ trợ về cảm xúc cho người bị thương (bạn sẽ ổn thôi), chẩn đoán thêm (tại sao bạn bị chảy máu?), cảnh báo cho những người khác chuẩn bị tiếp nhận người bị thương.
Trong cuộc khủng hoảng đại dịch này, một số tổ chức hiện đang chuyển sang giai đoạn quan tâm sức khoẻ về mặt cảm xúc, thực hiện các chẩn đoán về những gì phải làm để tiến lên và tìm nguồn hỗ trợ.
Giai đoạn 3: Bệnh viện với sự chăm sóc của chuyên gia
Nạn nhân vụ tai nạn vào bệnh viện và hiện đang nằm trong tay các chuyên gia chẩn đoán kỹ lưỡng hơn và đưa ra các giải pháp điều trị để giúp những người bị thương chữa lành. Trong đại dịch virus, các tổ chức đòi hỏi phải đầu tư khôn ngoan về các quy trình như giao diện khách hàng, lựa chọn chiến lược, phân bổ nguồn lực, văn hóa và nhân tài để đưa ra giải pháp cho các tổ chức và cá nhân.
Giai đoạn 4: Trở về nhà để chấp nhận một “bình thường mới”
Nạn nhân vụ tai nạn trở về nhà với một “bình thường mới” – có thể có nghĩa là chấp nhận một tình trạng mới (ví dụ: nếu bị thương mất một chi) hoặc để điều chỉnh những tác động lớn từ vụ tai nạn với hoàn cảnh hiện tại của họ (Ví dụ: để chăm sóc cơ thể tốt hơn). Tình trạng “bình thường mới” của đại dịch virus này (có lẽ vài tháng nay) có thể khác nhau tùy theo hoàn cảnh tổ chức và cá nhân.
Các vấn đề nhân sự xung quanh nhân tài, lãnh đạo và tổ chức
Các hoạt động của HR có thể được phân loại thành 3 nhóm: cải thiện về nhân tài (lực lượng lao động, con người, năng lực cá nhân), tổ chức (nơi làm việc, văn hóa, năng lực tổ chức) và lãnh đạo (lãnh đạo các cấp).
Những kết quả của hoạt động quản trị nhân sự này là những yếu tố quan trọng của bất kỳ sự thành công kinh doanh nào. Nó được thực hiện và chịu trách nhiệm bởi các quản lý chức năng và được tư vấn bởi các chuyên gia nhân sự, những người đóng vai trò là kiến trúc sư để tạo điều kiện và thiết kế các giải pháp.
Hình 2 là 1 số đề xuất và xác định các hành động cụ thể có thể được thực hiện xung quanh Nhân tài, lãnh đạo và tổ chức cho mỗi trong bốn giai đoạn của cuộc khủng hoảng hiện tại này:
Đối với nhân tài (lực lượng lao động)
Bốn giai đoạn cho thấy các nhân viên chuyển từ sốc và căng thẳng khi phải làm việc tại nhà trong sự cách ly xã hội cần thiết sang một cấp độ mới về năng lực và cam kết.
Đối với các nhà lãnh đạo cá nhân (và lãnh đạo chung)
Bốn giai đoạn giúp nhà lãnh đạo nhận ra rõ hơn cách các hành động cá nhân phản ánh các giá trị cốt lõi và giá trị tổ chức định hình các hành động cá nhân. Khi các nhà lãnh đạo thúc đẩy thương hiệu cá nhân của họ và thiết lập “thương hiệu lãnh đạo” của tổ chức, họ có thể đảm bảo rằng sự lãnh đạo ở tất cả các cấp tạo nên sự khác biệt.
Đối với tổ chức (nơi làm việc, văn hóa, năng lực)
Bốn giai đoạn giúp điều hướng các nghịch lý của phản ứng qua quản lý chi phí; đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chăm sóc nhu cầu cá nhân; tạo ra một tổ chức có sức cạnh tranh, táo bạo trong ngắn hạn; sáng tạo và thích ứng trong dài hạn, vv
Ý nghĩa của việc hiểu các giai đoạn khủng hoảng và hành động cần thiết của nhân sự
Nhiều người cảm thấy mệt mỏi với những tác động của đại dịch nhưng không biết phải đi đâu tiếp theo cho bản thân, cá nhân hay tổ chức của họ. Nhận diện ra các giai đoạn của khủng hoảng giúp đưa ra một lộ trình cho hành trình phía trước.
Bằng cách xác định các vấn đề về nhân tài, khả năng lãnh đạo và tổ chức tác động lên hành trình phía trước, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhân sự có thể phản ứng với hiện tại VÀ chuẩn bị cho tương lai.
Ngay cả khi đang ở giữa cuộc khủng hoảng đang không ngừng gia tăng này, điều tốt nhất vẫn chưa đến!
Chia sẻ của Dave Urich