Mục lục
Kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid19, việc thương thuyết để xin giảm giá tiền thuê mặt bằng là rất cần thiết. Và cần có các bước để thương thuyết với chủ mặt bằng hiệu quả.
Và việc thương thuyết nên bắt đầu từ
Mục đích mình muốn được hỗ trợ bao nhiêu
Lấy đó làm dấu mốc để mình thương lượng cho hiệu quả và phải đặt ra mục đích này mang tính Win – Win cho cả đôi bên
Đặt lại vị thế – Vị thế khi thương thuyết rất quan trọng
Từ trước đến giờ khi thuê nhà, người thuê nhà rất hay ở thế yếu hơn. Nên đặt lại vị thế này không phải là quan hệ XIN – CHO mà là quan hệ HỢP TÁC ĐỐI TÁC. Như vậy, khi gặp khó khăn việc đối tác thông cảm và giảm thiểu chi phí cho nhau để hai bên cùng có thể vượt qua khủng hoảng là điều cần thiết và là điều phải làm (các quốc gia khác đã có phong trào Chủ nhà tốt bụng – miễn từ 3-9 tháng tiền nhà).
Sức mạnh khi thương lượng
Hãy nói cho người thuê nhà trên tinh thần chia sẻ khó khăn trong thời điểm hiện tại với người thuê mặt bằng là việc làm vừa nhân văn, vừa win-win cho cả đôi bên. Để cho sức mạnh thương lượng nặng cân hơn, hãy cân đối mặt bằng.
Nếu cái nào không hiệu quả và không gánh được chi phí và chủ nhà hỗ trợ thì nên bàn giao trả lại mặt bằng. Đây cũng là điều đáng tiếc nhưng bắt buộc phải giảm chi phí trong bối cảnh thị trường còn chưa có nhiều tín hiệu tốt trở lại như hiện nay. Thực ra khi deal theo kiểu chết bỏ thì khả năng chủ nhà nhún nhường trong thời điểm hiện tại là rất cao.
Nên lịch sự trong quá trình thương lượng
Dù được giảm ít hay nhiều cũng nên nhắn gửi, cảm ơn một cách văn minh. Nên việc gặp trực tiếp chủ nhà hoặc chí ít phải gọi điện thoại thương lượng là điều nên làm, không nên thương thuyết qua tin nhắn. Tuy nhiên khi quá trình thương thuyết đã xong thì một tin nhắn hay gửi mail cảm ơn là điều cần phải làm. Tóm lại, nên ứng xử văn minh, nói chuyện trực tiếp thì dễ có hiệu quả hơn trong quá trình thương lượng.
Vậy còn cân nhắc gì nữa? Bạn không nhấc điện thoại lên bạn sẽ không giảm được đồng nào. Nhưng khi bạn đã liên hệ, bạn sẽ được giảm không nhiều thì it.
Trường hợp xấu nhất khi chủ nhà không đồng ý thì bạn cũng biết rõ chủ nhà này có phải đối tác phù hợp không, có đi lâu dài với nhau được không. Trong trường hợp này mà chủ nhà không giảm 1 đồng thì thực sự khó đi lâu dài với nhau lắm. Bạn ít nhất sẽ biết rằng đây sẽ chỉ là mối quan hệ ngắn hạn, tiền và tiền. Thế nên kiểu gì các bạn cũng được chứ không mất, hãy mạnh dạn nhấc điện thoại lên.
Chúc các bạn thương lượng thành công!
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Bài Toán Chi Phí Vận Hành Và Mặt Bằng Mùa Corona 2020“
- Bài 2: Đàm Phán Giảm Giá Mặt Bằng Thời Corona
- Bài 3: Thương Lượng Mặt Bằng Mùa Corona: Chân Thành, Thẳng Thắn Và Nỗ Lực
- Bài 4: Sang Nhượng Hé Lộ Về Chi Phí Vận Hành mùa Covid-19
- Bài 5: Sự Thật Về Mặt Bằng Và Giảm Giá mùa Corona
- Bài 6: Cảm Thông… Mùa Em Cô Vy
- Bài 7: Tình Nghĩa 10 Năm Đi Thuê Nhà… Mùa Em Cô Vy
- Bài 8: Giải Cứu Mặt Bằng Mùa Em Cô Vy
- Bài 9: Buông Tay… Mùa Em Cô Vy
Chia sẻ của Hoang Tung