Chia Sẻ Kinh Nghiệm Sử Dụng Asana Cho Team < 20 Người

Chào các bạn. Như mọi người đã biết, Asana là công cụ quản lý công việc rất phổ biến. Mình đã dùng Asana cho 1 team remote 10 người được 5 năm và đang tiếp tục áp dụng cho studio phim hoạt hình khoảng 15 người, hôm nay mình muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm về tool này.

Ngoài các ưu điểm của 1 công cụ work management hàng đầu, điểm hay nhất của Asana theo mình là được sử dụng free 15 user, không giới hạn history, không giới hạn dung lượng cloud (ngoại trừ limit file size 200Mb cho mỗi file upload).

Tuy nhiên hạn chế của free tier là không có tính năng gantt chart (timeline) để theo dõi trực quan, không có start date để plan tiến độ, không có combined overview cho PM/producer theo dõi tổng thể.

Bên mình sử dụng Instagantt để khắc phục các nhược điểm trên. Instagantt là một integration app rất hay cho Asana, bổ sung các tính năng còn thiếu như start date, completion %, và đặc biệt là cho phép display project dưới dạng Gantt chart, visualize được workload của team member, và xuất snapshot của Gantt chart ra nhiều định dạng. Instagantt cũng có free tier với giới hạn 03 project, nên nếu sử dụng hợp lý chúng ta sẽ sử dụng được các tính năng nâng cao của Asana hoàn toàn miễn phí.

Hệ thống quản lý project của bên mình được setup như sau

  • Thay vì chia lẻ project như mặc định của Asana, bên mình dùng 02 project master để quản lý tiến độ chung và tiến độ tuần.
  • Project “Current Projects” quản lý tiến độ chung: Trong project này, mỗi board tương ứng với 1 project thực tế, trong mỗi board có các task với deadline và assignee cụ thể.
  • Project “Current Progress” để quản lý tiến độ tuần theo dạng Kanban board, bao gồm các column cơ bản như “To Do”, “In Progress”, “Review”, “Done”, etc.
  • Mỗi task của 1 dự án, khi được tạo mới sẽ được add vào 2 project master cùng lúc (Asana cho phép 1 task link tới được nhiều project). Tip: Để tiện xem trên chart thì bên mình thêm tên của assignee vào tên task.
  • Khi kết nối sang Instagantt, chỉ cần connect project “Current Projects” là đủ (vẫn dư 2 slot của free tier).
  • Producer/PM sẽ cập nhật start date cho các task bên Instagantt, vậy là bên mình đã có 1 gantt chart hoàn chỉnh để theo dõi tiến độ chung của các project đang chạy.
  • Producer/PM sẽ theo dõi, update tiến độ chung và workload trên Instagantt qua tài khoản của mình, còn daily standup meeting (hoặc remote meeting như hiện tại) thì cả team sẽ sử dụng project “Current Progress” trên Asana để update tiến độ công việc trong tuần.

Cách setup này mình nghĩ phù hợp cho hướng quản lý dự án đơn giản, giúp team và PM cùng nắm được tiến độ chung (quản lý pipeline và dự án cụ thể thì bên mình đang dùng hệ thống Shotgun của Autodesk). Hi vọng bài viết hữu ích cho các bạn đang tham khảo setup Asana. Chúc các bạn vượt qua mùa Cô Vy thành công.

Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Top 12 Công Cụ Và Công Nghệ Đắc Lực Giúp Doanh Nghiệp Vận Hành Tốt Mùa Corona”

Chia sẻ của Tuan-Anh Phan

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...