Mục lục
Trước xu thế phát triển của lĩnh vực F&B rất nhiều đơn vị cố lấy cho được mặt bằng đẹp và sẵn sàng trả giá mặt bằng rất cao nhưng lại quên đi bài toán về lợi nhuận…
Khách thuê trong ngành F&B tiếp tục là nguồn cầu chính của thị trường bán lẻ, giá mặt bằng tại trung tâm biến động không ngừng
Sau đây là chuỗi bài hỏi đáp hữu ích và đầy đủ các khó khăn và khúc mắc về “Mặt Bằng Kinh Doanh F&B” mới nhất trong năm 2020. Mong sẽ giúp ích được anh chị trong quá trình kinh doanh trong lĩnh vực F&B
Bài số #1: Tại Sao Đôi Khi Đi Thuê Mặt Bằng Mà Phải Đóng Thuế?
Thuế ở đây là loại thuế đánh vào Người cho thuê (Chủ sở hữu hợp pháp của mặt bằng) chứ không phải đánh vào Người đi thuê.
Tuy nhiên, có một số Người cho thuê trước đây chỉ cho thuê để ở nên thường tránh được việc phải nộp thuế nhưng khi họ cho thuê lại với mục đích kinh doanh, tức là có đăng ký kinh doanh tại mặt bằng đó, thì Người cho thuê sẽ được nhà nước truy xuất về việc phải nộp thuế vì đây là hình thức kinh doanh cho thuê mặt bằng, cho thuê tài sản.
Việc phát sinh khoản thuế trong trường hợp này dẫn tới Người cho thuê thường yêu cầu Người đi thuê phải chịu khoản thuế đó.
Bài số#2: Để Xe Nhân Viên Và Khách Hàng Trên Vỉa Hè Có Hợp Pháp?
Dân gian có câu “Phép vua thua lệ làng” văn hoá ấy vẫn luôn được gìn giữ và phát triển đến ngày hôm nay. “Lệ làng” là một thể loại văn hoá độc đáo tại mỗi địa phương và chỉ nên được đưa ra chém gió ở các quán trà chanh, café. Giới hạn của bài này đề cập đến “Phép vua” tức là Luật và các quy định của nhà nước mà Chủ đầu tư F&B cần nắm vững.
Bài số #3: Các Vấn Đề Liên Quan Đến Giấy Phép Xây Dựng
Các vấn đề liên quan đến Giấy phép xây dựng thực sự là phức tạp và khó hiểu đối với các chủ đầu tư tay ngang. Đây là điều mà rất nhiều Chủ đầu tư không hiểu và không lường trước được trong kế hoạch kinh doanh vì sự thiếu am hiểu về các thủ tục, quy định về giấy phép xây dựng.
Nếu bạn thuê một căn nhà và gần như hoàn thiện không cần sửa chữa nhiều thì gần như bạn có thể tiến hành kinh doanh được ngay. Bằng không, bạn hãy đọc thật kỹ bài viết này để có thêm kiến thức trước khi triển khai kinh doanh nhé.
Bài số #4: Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Cho Thuê Mặt Bằng Mà Không Phải Bồi Thường?
Với giá thị trường bất động sản cho thuê luôn biến động trong khi biến đổi giá trên Hợp đồng cho thuê mặt bằng thường không cao nên Người cho thuê thường tìm nhiều lý do “chính đáng” để thu hồi mặt bằng lại. Tại thời điểm này, người thiệt hại sẽ là người đi thuê vì chi phí đầu tư sửa chữa, xây dựng và quan trọng hơn là mất đi lượng khách trung thành với địa điểm hiện hữu.
Hiểu biết về các điều khoản mà Người cho thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp là tối quan trọng đối với Người đi thuê để tránh tiền mất tật mang.
Bài số #5: Làm Gì Để Phòng Ngừa Rủi Ro Do Lô Cốt Dựng Trước Mặt Bằng, Ngập Lụt Và Bạn Không Thể Kinh Doanh?
Trong kinh doanh, lợi nhuận ròng là hiệu số của doanh thu so với tổng chi phí. Bạn hãy tưởng tượng khi lô cốt dựng trước cơ sở kinh doanh nhà hàng – cafe của mình, bạn sẽ mất gần như hoàn toàn doanh thu trong khi chi phí duy trì rất lớn. Làm sao phòng ngừa rủi ro này?
Bạn nên nhớ trong các chi phí duy trì hoạt động kinh doanh thì chi phí mặt bằng là rất lớn nên trong phạm vi bài này đề cập đến việc phòng ngừa rủi ro liên quan đến chi phí mặt bằng.
Bài số #6: Những điều cần lưu ý về sửa chữa, cải tạo và hoàn trả mặt bằng?
Đây là hạng mục gây phát sinh chi phí trước và sau khi hoàn trả mặt bằng nên sẽ là yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư cần lưu tâm
Do bạn thuê mặt bằng với mục đích kinh doanh nên việc sửa chữa để phù hợp với mô hình kinh doanh là chuyện bình thường.
Bài số #7: Những Nguyên Tắc Vàng Trong Phân Bổ Diện Tích Phân Khu Chức Năng Trong Và Ngoài Nhà Hàng?
Tuỳ theo mô hình kinh doanh sẽ cần một diện tích mặt bằng phù hợp, ở bài viết này tôi chia sẻ yêu cầu về không gian cơ bản hay những nguyên tắc vàng trong thiết kế mặt bằng cho nhà hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu bạn bắt gặp mô hình không đúng các nguyên tắc được liệt kê bên dưới cũng là chuyện bình thường vì họ có hàng ngàn lý do để quyết định và một trong những lý do được liệt kê đầu tiên là giá thuê mặt bằng đắt đỏ.
Bài số #8: Tại Sao Nhà Thép Tiền Chế Được Các Công Trình Ngành F&B Rất Hay Sử Dụng?
Nhà thép tiền chế là một xu hướng thi công được ưa chuộng trên thế giới và đang phát triển trong tại Việt Nam, đặc biệt ứng dụng thi công công trình ngành F&B. Tại sao lại gọi là “tiền chế”?
Đối với công trình đổ bê tông thông thường, bạn phải thực hiện trực tiếp tại mặt bằng thi công nhưng với nhà thép tiền chế thì các cấu kiện bằng thép được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật ngay tại xưởng cơ khí (được chế tạo trước), khi vận chuyển ra mặt bằng thi công chỉ tiến hàng lắp ráp lại. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.
Chia sẻ của Do Duy Thanh từ Phát Triển Doanh Nghiệp Việt