“Nên để những người phải nghe tiếng bom đạn quyết định ai là người mang đến lửa đạn. Bộ phận đầu não không hiểu tình hình tiền tuyến nhưng lại nắm giữ quá nhiều quyền lực và tài nguyên. Để kiểm soát rủi ro vận hành nên đã xây dựng rất nhiều chế độ, quy trình chứ không muốn giao quyền cho người khác.
Quá nhiều chế độ, quy trình sẽ làm giảm hiệu suất công việc, tăng thêm chi phí vận hành từ đó tạo nên chủ nghĩa quan liêu và chủ nghĩa giáo điều” – Nhiệm Chính Phi.
Khi thành công ngắn, nhanh thì mức đãi ngộ sẽ cao, quyền lực nhiều. Khi đó nhiều quản lý chỉ biết giữ cho mình, việc gì cũng xin chỉ thị, cứng nhắc thực hiện theo lời lãnh đạo, lúc nào cũng sợ mất đi mũ ô sa của mình, gây cản trở cho việc thực hiện chế đố chịu trách nhiệm.
Chế độ phụ trách với người & chế độ phụ trách với công việc về cơ bản là hai chế độ hoàn toàn khác nhau. Chế độ phụ trách với người là 1 hệ thống “thu mình lại”, còn chế độ phụ trách với công việc thì căn cứ vào quy trình, sự trao quyền và sự giám sát có hiệu quả để nhân viên hiểu rõ và có quyền chủ động xử lý công việc của mình – tạo ra hệ thống quản lý “mở rộng”
“Bẻ gãy” chế độ phụ trách với người, phá vỡ thói quen việc gì cũng phải xin chỉ thị của cấp trên, thúc đẩy nhân viên tự chủ động giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình giúp HW vượt qua thời điểm trì trệ, bứt tốc thành công ty số 2 thế giới về Telecom.
Nhưng để việc trao quyền quyết định không chỉ nằm trong 1 bộ phận nhỏ tích cực, NCP phải thực hiện những biện pháp rất quyết đoán: tất cả những người có thái độ “bo bo giữ cho mình” đều bị sa thải, những ai sợ trách nhiệm & sợ sai lầm cũng loại bỏ.
Chia sẻ của Tung Lee