Mục lục
OKR: Objective key results – Mục tiêu & Kết quả then chốt là phương pháp quản trị tiên tiến được khởi xướng bởi IBM và sau này thịnh hành trong các startup công nghệ, đặc biệt là Google.
Để cho dễ hiểu xem ví dụ dưới đây:
OKR cho team Marketing
Mục tiêu: Tăng trưởng khách hàng tiềm năng
- Kết quả then chốt 1: Đạt được 150 khách hàng tiềm năng từ Group
- Kết quả then chốt 2: Đạt được 100 khách hàng tiềm năng từ Webinar
- Kết quả then chốt 3: Đạt được 50 khách hàng tiềm năng từ tìm kiếm
- Kết quả then chốt 4: Đạt được 10 khách hàng tiềm năng qua kênh đối tác
Hành động
- Livestream mỗi ngày
- Xây dựng chatbot và kịch bản tương tác tự động
- Hoàn thiện quy trình nuôi dưỡng lead
OKR cho team Sale
Mục tiêu: Tối ưu hóa việc chuyển hóa khách hàng tiềm năng thành khách hàng mục tiêu
- Kết quả then chốt 1: Giảm chi phí chuyển hóa trên một khách hàng đến 10 đô la một người
- Kết quả then chốt 2: Tăng Lifetime Value thêm 20%
Hành động
- Trao đổi với khách hàng mỗi ngày 1 lần qua online
- Xây dựng gói Combo khi mua từ 3-5 sản phẩm
- Hoàn thiện cRM
Lợi ích của OKR là
- Tất cả cùng hiểu rõ trách nhiệm và công việc cần triển khai
- Tập trung vào những việc SẼ tạo ra kết quả chứ không lan man
- Biến mục tiêu thành hành động chứ không phải hô khẩu hiệu
Cách xây dựng OKR
Triết lí OKR khá đơn giản nhưng không dễ làm nếu không hiểu rõ
- Đặt ra 1 Mục tiêu và 3 Kết quả then chốt thôi. Rồi từ từ sẽ phát triển tiếp
- Có các hoạt động bám sát hỗ trợ, lên tinh thần cho team chứ không phải quẳng OKR ra cho tự bơi
- Đo lường và tối ưu liên tục. Vì chẳng có phép màu nào biến Objective thành Result ngay
Chia sẻ của Nguyễn Thanh Tuấn