Sống trên đời này, con người cũng vì chữ LỢI ÍCH. Nghe có vẻ “thực dụng” nhưng đó là thực tế, là quy luật.
LỢI ÍCH chia ra làm 2, lợi ích về vật chất (hay lợi ích hữu hình) và lợi ích tinh thần (hay lợi ích vô hình). Chúng ta làm việc gì cũng vì LỢI ÍCH này hay LỢI ÍCH kia, hãy dành chút thời gian để ngẫm lại xem!
Bạn đi làm vì lợi ích có được đồng lương (lợi ích vật chất), được tôn trọng, ngưỡng mộ (lợi ích tinh thần vậy).
Bạn nuôi dạy con trẻ vì mong muốn con trẻ ngoan hiền, trở thành người tốt và có ích cho xã hội cũng vì chữ lợi ích vậy.
Hay cả việc làm từ thiện, việc làm nhân đạo cũng không ngoại lệ, chúng ta hướng đến một lợi ích về tinh thần, làm một điều thiện như để tích đức vậy.
Trong xã hội, nhiều người hiểu chỉ được vế đầu của lợi ích là về phần hữu hình, phần lợi ích vật chất, như là làm việc ấy có lợi ích gì, chơi với anh ấy có kiếm được lợi ích gì…
Do đó, cần hiểu rõ chữ LỢI ÍCH theo nghĩa rộng cả về vật chất lẫn tinh thần, và từ ngữ LỢI ÍCH mới đẹp làm sao, nhận thức có đúng thì hành động mới đúng được.
Tôi ứng dụng triết lý sau vào cuộc sống và nhận thấy bao điều tuyệt vời tốt đẹp “Muốn Nhận bạn cần phải Cho”.
Tôi muốn Nhận kiến thức thì tôi Cho đi kiến thức, Cho đi tình thần cầu thị ham học hỏi, Cho đi sự ngưỡng mộ.
Tôi muốn Nhận tình yêu thương thì tôi Cho đi tình yêu thương, Cho đi tình cảm quý mến.
Tôi muốn Nhận một hợp đồng kinh tế thì tôi Cho đi giải pháp để giải quyết nhu cầu khách hàng đang gặp phải.
Tôi muốn Nhận một gia đình hạnh phúc thì tôi Cho đi sự trách nhiệm, Cho đi tình yêu gia đình.
Tôi muốn Nhận sự kính trọng thì tôi Cho đi lòng biết ơn, Cho đi khả năng chia sẻ của mình.
Và để Nhận thật nhiều thì trước tiên bạn phải Cho đi thật nhiều, rất nhiều.
Đó là triết lý đơn giản của “CHO là NHẬN”.
Hôm nay bạn đã cho đi thật nhiều chưa!?
Chia sẻ của Cao Trung Hiếu từ Phát Triển Doanh Nghiệp Việt