Vừa qua, có ai đó nói rằng “marketing ngày nay không còn tập trung vào thương hiệu nữa mà là trải nghiệm”, là đúng hay sai.
Để trả lời câu hỏi này, một lần nữa, cần hiểu rằng thương hiệu liên quan đến độ nhận biết (awareness), chất lượng cảm nhận (perceived quality), nhận thức (perception), cảm xúc (emotion), sự tin cậy (credibility), quan hệ (relationship), mối liên tưởng (association), tình yêu (love), lòng trung thành (loyalty)… của người tiêu dùng đối với sản phẩm dịch vụ;
Và trải nghiệm khách hàng (customer experience – thường viết tắt là CX) là một phần của những yếu tố làm nên thương hiệu mạnh. Nếu bảo rằng hãy tập trung vào trải nghiệm khách hàng, thì cũng tương tự như trước đây có người bảo hãy tập trung vào chất lượng sản phẩm, thay vì xây dựng thương hiệu.
Tôi không hiểu lắm ẩn ý của người nói câu này là gì, nhưng tôi hiểu rằng, quan tâm đến trải nghiệm khách hàng cũng là quan tâm đến hoạt động xây dựng thương hiệu và phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu, chứ không là gì khác!
Nếu không quan tâm đến thương hiệu, đặc biệt là ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU, bạn sẽ KHÔNG BIẾT thiết kế trải nghiệm khách hàng thế nào, theo tuýp nào, ở mức độ nào cho phù hợp. Ví dụ định vị thương hiệu là cao cấp, dành cho người thành đạt, thì trải nghiệm khách hàng phải thiết kế cao cấp, đẳng cấp, dành cho người thành đạt.
Còn nếu định vị thương hiệu là bình dân, chân chất, thì trải nghiệm khách hàng phải theo hướng bình dân, chân chất. Định vị thương hiệu dầu gội X là mạnh mẽ, dành cho phái mạnh, thể hiện bản lĩnh đàn ông, thì trải nghiệm khách hàng (bao gồm mùi hương, thiết kế bao bì, thông điệp truyền thông) phải thiết kế theo hướng mạnh mẽ, nam tính, bản lĩnh…
Còn định vị dầu gội Y dành cho nữ giới là mượt mà, quyến rũ thì phải thiết kế trải nghiệm khách hàng theo hướng quyến rũ, mượt mà, đầy nữ tính…
Trải nghiệm khách hàng là để PHỤC VỤ CHO THƯƠNG HIỆU mạnh lên, và trải nghiệm như thế nào là PHỤ THUỘC VÀO CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU, trong đó quan trọng bậc nhất là định vị thương hiệu (brand positioning). Chính thương hiệu thiết lập kỳ vọng của khách hàng về trải nghiệm mà họ sẽ nhận được (brand sets customer expectations for experience).
Do vậy, không thể nói maketing ngày nay chỉ tập trung vào trải nghiệm khách hàng mà không cần thương hiệu. Không có thương hiệu và định vị thương hiệu, làm sao biết nên thiết kế trải nghiệm khách hàng thế nào, đặc biệt là ở các điểm chạm thương hiệu (brand touchpoints)?
Ngay cả TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG MARKETING dành cho một sản phẩm có thương hiệu cũng phải phụ thuộc vào chiến lược thương hiệu, chứ đừng nói là trải nghiệm khách hàng, vốn chỉ là một phần của hoạt động marketing! Bạn đồng ý không?
Chia sẻ của Long Nguyen Huu
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 1: Khởi Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 7: Thử “Giải Thiêng” Một Số Lầm Tưởng Về Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp
- Bài 8: Tính Nhất Quán Trong Thực Thi Chiến Lược Thương Hiệu
- Bài 9: Sở Hữu Một Thương Hiệu Hay Nhiều Thương Hiệu Là Tốt
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 15: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bao Gồm Những Công Việc Gì
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 17: Sản Phẩm Phải Trước Thương Hiệu?
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)