Mục lục
Hưởng ứng cùng với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… triển khai nhiều hoạt động quảng bá, hoạt náo người mua sắm lựa chọn trước sản phẩm vào giỏ hàng, thu thập mã giảm giá và voucher,…
FMCG cũng có những hành động để chính sản phẩm của mình là sự lựa chọn của khách hàng trong ‘ngày sale’ thương hiệu.
Tận dụng lợi thế Covid -19
- Trước đại dịch có lẽ nhu cầu sử dụng sản phẩm vệ sinh của ngành FMCG dường như bị lãng quên, chiếm một số lượng nhỏ thị trường. Nhưng Covid đã làm thay đổi thói quen người tiêu dùng mọi người bắt đầu nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Ngày ‘sale’ không chỉ là cơ hội để bán hàng mà còn là thời điểm vàng để quảng bá hình ảnh thương hiệu.
- Gắn kết sản phẩm với các thông điệp truyền thông mùa dịch, khẳng định lại tuyên ngôn và sứ mệnh của thương hiệu là những điều các marketer đang làm, để kể câu chuyện của doanh nghiệp, chia sẻ trách nhiệm xã hội. Một số hoạt động của doanh nghiệp tiến hành đa dạng hoá nước rửa tay, gel rửa tay, xà phòng rửa tay, khẩu trang, ủng hộ miền Nam chống dịch, siêu thị 0 đồng,….
Tung khuyến mại hấp dẫn
- Khuyến mại giảm giá là một trong những chiêu thức không thể không xuất hiện vào ngày hội săn sale giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên một cách chóng mặt. Hàng ngàn doanh nghiệp FMCG lớn nhỏ tung chiêu thức khuyến mãi với giá ‘siêu huỷ diệt’, giảm giá sốc, giảm giá theo % giá trị đơn hàng với rất nhiều khuyến mại áp dụng trên toàn quốc. Tung giá trị voucher giảm giá dành cho người tiêu dùng với rất nhiều lượt trong ngày, tặng quà miễn phí cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng .
- Miễn phí vận chuyển – là một trong những lý do khiến khách hàng quyết định bỏ sản phẩm vào giỏ hàng của chính mình. Vì vậy càng loạt chính sách ưu đãi khác hưởng ứng ngày ‘sale’ đại chiến như mã miễn phí vận chuyển cho hàng hoá đạt giá trị tối thiểu, tung nhiều mã giảm giá ship trên toàn quốc, tăng giá trị giảm giá vận chuyển để hỗ trợ người tiêu dùng trong mùa dịch khi phí ship cao được doanh nghiệp tận dụng tung ra trên thị trường.
Thay đổi kênh bán hàng.
- Với sự hạn chế tiếp xúc, gia tăng sự tiện lợi cùng với những chính sách ưu đãi trên các sàn thương mại điện tử, thay vì kinh doanh cửa hàng trực tiếp các doanh nghiệp FMCG đổi vị trí sản phẩm của mình đưa lên các sàn thương mại điện tử. Giúp cho thị phần của sản phẩm trên thương mại điện tử tăng trưởng vượt bậc và sẽ trở thành một trong kênh phân phối hàng hóa chủ chốt đối với các doanh nghiệp FMCG đồng thời thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tình hình hiện tại.
- Vì vậy nhiều doanh nghiệp bước chân vào mảnh đất màu mỡ bằng cách tiến hành hợp tác với các trang hoặc ứng dụng thương mại phổ biến hiện nay như Tiki, Lazada, Shopee,…hay tự phát triển một phần mềm để tự quản lý và chăm sóc khách hàng online riêng với những kênh phân phối cụ thể.
Sức mua nhu cầu hàng hóa – nhu yếu phẩm chưa bao giờ là hạ nhiệt trong thời đại này, vì vậy FMCG đang sở hữu những lợi điểm để “sống sót” và thậm chí phát triển trong mùa COVID-19 đầy khó khăn này.
Do vậy, để không là người thụt lùi trong cuộc chiến đầy cạnh tranh với vô vàn thương hiệu nổi bật cùng ngành hàng, các doanh nghiệp FMCG đòi hỏi những thay đổi linh hoạt, chiến dịch marketing và chính sách thay đổi phù hợp.
Chia sẻ của Phương Ly