Mục lục
Ngày nay, lợi nhuận từ bỏng ngô là nguồn thu chính giúp các rạp phim duy trì hoạt động, bao gồm chi phí đèn đóm, điều hòa, nhân công
Bỏng ngô ra đời trước công nguyên
Cách đây 1000 năm, cây ngô đã xuất hiện tại các vùng đất của Mexico. Ngay từ những năm 3600 trước công nguyên, người dân vùng Mexico ngày nay và các thổ dân vùng Nam Mỹ đã biết đến bỏng ngô.
Bằng cách rang những hạt ngô khiến chúng nổ ra do nước và tinh bột bị nén trong hạt được giải phóng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, bỏng ngô thời xưa thường được coi là món ăn giải trí.
Những bằng chứng khảo cổ cho thấy khoảng 3. 600 năm trước, các thổ dân Mỹ đã cho ngô nổ trong ấm đất sét có lỗ nhỏ trên nắp.
Sự xâm lấn của người Phương Tây tại Châu Mỹ khiến họ tiếp xúc được với ngô và bỏng ngô. Do vị khá nhạt nên những người phụ nữ nội trợ đã trộn thêm bơ đường vào món Popcorn cho bữa sáng.
Tuy nhiên đến thời điểm này Popcorn vẫn chỉ là loại thức ăn phụ không mấy phổ biến. Thậm chí với sự rườm rà, Popcorn cũng chẳng phải món ăn ưa thích trên phố của người dân.
Bỏng ngô từ hàng cấm đến vị cứu tinh
Trước khi cuộc Đại khủng hoảng thập niên 1930 diễn ra, bỏng ngô là mặt hàng bị cấm gắt gao nhất tại các rạp phim hay rạp hát. Tại thời điểm này, tất cả các bộ phim đều không có tiếng và đương nhiên là phải cấm bỏng ngô hay những đồ ăn vặt gây mất tập trung.
Vào năm 1927, phim có tiếng ra đời. Tận dụng cơ hội này, hàng loạt quán bán bỏng ngô xếp hàng trước cửa các rạp phim để bán đồ ăn. Dẫu vậy, các rạp phim vẫn cấm bỏng ngô. Thời điểm này, mặt hàng đồ ăn nhanh tăng giá, nhưng do cung lớn, nên bỏng ngô rất rẻ, đem lại nguồn thu nhập rất lớn cho người bán.
R. J. McKenna – một giám đốc của chuỗi 66 rạp phim tại Mỹ đã quyết định cho bán tại hành lang rạp chiếu nhằm thu lợi nhuận.
Lợi nhuận bán vé của rạp sau khi trừ các chi phí gần như bằng 0 nhưng bù lại, họ kiếm được gần 200. 000 USD tiền lãi từ bán bỏng ngô. Con số này nếu tính cả lạm phát sẽ tương đương 3, 5 triệu USD hiện nay.
Hiểu được mình đã phát hiện ra mỏ vàng, McKenna quyết định giảm giá vé từ 50 cent xuống còn 15 cent để thu hút thêm khách đến xem phim, bù lại rạp sẽ kiếm lời từ bán bỏng ngô và đồ uống. Kể từ đây, ngành kinh doanh chiếu phim tại Mỹ bắt đầu bán đủ mọi loại đồ ăn vặt và đồ uống nhằm thu lợi nhuận.
Bỏng ngô vươn lên nhờ chiến tranh
Trong thời kỳ Thế chiến II, chuỗi cung ứng đường cho nước Mỹ bị gián đoạn. Chính phủ cũng ưu tiên cung cấp đường cho quân đội, dẫn đến tình trạng thiếu đường, kẹo hay bất cứ đồ ngọt nào trên những quầy hàng.
Hệ quả là các rạp phim giờ đây chỉ còn bỏng ngô là mặt hàng sáng giá duy nhất bán cho khán giả. Đến khi Thế chiến II kết thúc, người Mỹ đã tiêu thụ gấp 3 lần số bỏng ngô so với trước chiến tranh và đồ ăn vặt này chính thức trở thành biểu tượng của các rạp phim.
khoảng 50% số bỏng ngô tiêu thụ tại Mỹ đến từ các rạp phim và mô hình kinh doanh này tồn tại cho đến tận ngày nay.
Suy cho cùng, rạp phim có thể hưởng 100% doanh số từ bán bỏng ngô lẫn đồ uống nhưng họ lại chỉ có thể nhận khoảng 40% doanh số bán vé do phải chia với nhà sản xuất, phân phối phim.
Bởi vậy nếu bạn là người mê phim ảnh và muốn các rạp phim vẫn hoạt động được thì không phải vé xem phim mà chính bỏng ngô là thứ nên mua.
Tổng hợp và chia sẻ của Đỗ Linh