Mục lục
Hi cả nhà, dưới đây là những chia sẻ và nhận định của mình về nền kinh tế trong thời gian sắp tới, có thể sẽ rất hữu ích cho các Business, mọi người cố gắng đọc hết nhé!
Những tháng đầu tiên của thập kỷ mới… có lẽ đã diễn ra không mấy suôn sẻ. Một chủ đề thường trực trong các câu chuyện, một đối tượng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đến nỗi người ta cập nhật từng giờ, từng phút diễn biến của nó: chủng mới của virus Corona 2019 (Covid-19).
Đây thực sự là những ngày khó khăn không chỉ với Việt Nam mà còn với rất nhiều nước trên thế giới, khi chúng ta bắt đầu cảm nhận được những tác động ngày càng lớn của Covid-19. Vậy 1 Marketer như mình sẽ nhìn nhận những diễn biến này như thế nào?
Trước hết, việc đánh giá kịch bản có thể xảy ra đối với Covid-19 trong thời gian tới là điều không hề dễ dàng, đặc biệt với người không biết gì y khoa như mình. Tuy nhiên, ta có thể tìm ra những dấu hiệu giúp nhận biết được đâu là đỉnh dịch và tầm nào thì dịch được kiểm soát. Theo dõi diễn biến dịch các nước có thể thấy,
TQ và Hàn Quốc chỉ mất khoảng 1 tháng để làm chủ tình hình, khi số ca nhiễm mới và số người tử vong giảm mạnh, tính đến nay sau hơn 2 tháng, Covid-19 gần như đã được kiểm soát hoàn toàn tại 2 Quốc gia này.. Ở châu Âu, người ta kỳ vọng thời điểm hiện tại đã là đỉnh dịch và các nước sẽ kiểm soát được nó trong 1 tháng tới..
Đặc biệt khi vắc-xin, thuốc đặc trị được thử nghiệm thành công và phát hành rộng rãi, bộ KIT test virus được sản xuất hàng loạt cộng thêm sự “cứu cánh” của thời tiết mùa hè. Tuy nhiên, nền kinh tế hậu Covid-19 có phục hồi lại hay sẽ rơi vào suy thoái theo chu kì của nó?
Đó là 1 kịch bản tồi tệ, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm lớn, thậm chí khủng hoảng theo đúng chu kỳ 8-12 năm, chỉ có điều lần khủng hoảng này lại xuất phát từ một nguyên nhân phi kinh tế. Thị trường chứng khoán – vốn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế – đã phần nào phản ánh sự quan ngại và hoảng loạn trong những ngày vừa qua.
Nhiều doanh nghiệp có thể phá sản do tình hình kinh doanh khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vay nợ nhiều, chi phí cố định và lượng vốn đầu tư lớn. Hệ thống ngân hàng cũng gặp khó khăn do mối lo nợ xấu và hạn chế trong tăng trưởng cho vay mới. Hàng triệu người có khả năng mất việc, bị cắt giảm thu nhập, giá trị tài sản bay hơi …
Vậy giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam là gì?
Trong những giai đoạn khó khăn, kinh nghiệm điều hành của Chính phủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để vực dậy nền kinh tế, khắc phục dần các hậu quả của dịch bệnh và suy thoái.
Bên cạnh việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ cũng đã và đang tập trung vào mục tiêu khôi phục kinh tế, với các biện pháp cụ thể như đưa ra gói hỗ trợ tín dụng, kích cầu, miễn giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, hoãn đóng BHXH …
Thế nhưng theo quan điểm cá nhân của mình, trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp mặc dù rất có nhu cầu về vốn nhưng liệu có dễ dàng “hấp thụ” được các gói hỗ trợ tín dụng này?
Bởi sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên liệu đầu vào, khả năng tiếp thị, nhu cầu/năng lực tiêu dùng của khách hàng … những yếu tố đã trở nên rất khác so với giai đoạn trước khi Cô Vy xuất hiện. Việc nhận diện và vận dụng hiệu quả những xu hướng mới này trong việc tạo doanh thu cho doanh nghiệp, chính là nhiệm vụ cũng như cơ hội của các Marketer.
Tin tưởng vào sự điều tiết của Chính phủ là cần thiết, song các doanh nghiệp cần chủ động khắc phục khó khăn, tự thân vận động để “cứu lấy mình”. Cắt giảm sản xuất, nhân sự để tối ưu hóa chi phí là 1 trong những biện pháp đầu tiên các doanh nghiệp đang áp dụng.
Tính đến đầu tháng 3/2020 trên 15% doanh nghiệp tại Việt Nam đã cắt giảm quy mô sản xuất. Nếu dịch vẫn diễn biến xấu (như hiện nay) thì số lao động có nguy cơ mất việc/giảm giờ làm có thể lên tới hơn 1.3 triệu người (theo Bộ LĐTB&XH).
Nhưng khi nền kinh tế có quá nhiều người thất nghiệp, thì đồng nghĩa với việc sức mua hàng sẽ giảm, vì thế thị trường đã ảm đạm lại càng trở nên tệ hại hơn. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp nên cân nhắc phương án cắt giảm nhân sự bằng các biện pháp giãn ca, cho phép làm việc ở nhà, không tính lương giờ làm thêm, hay làm việc luân phiên, … hạn chế tối đa việc cắt giảm “thẳng tay”, vì sẽ để lại hậu quả rất lớn cho nền kinh tế sau này – điều vĩ mô mà ít doanh nghiệp nào quan tâm đến.
Trung Quốc là 1 công xưởng lớn và cũng là thị trường tiêu thụ lớn, rất nhiều quốc gia trên thế giới có nền kinh tế phụ thuộc vào Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Do đó, khi họ bị gián đoạn sản xuất kinh doanh thì chắc chắn thị trường sẽ thiếu hụt nghiêm trọng về hàng hóa nguyên liệu.
Tuy họ là quốc gia đầu tiên bùng dịch bệnh nhưng hiện nay đang kiểm soát Covid-19 rất tốt nên đã bắt đầu sản xuất kinh doanh trở lại, thậm chí còn đẩy mạnh tăng năng xuất và hiệu quả để bù đắp thâm hụt do hậu quả của dịch gây ra, đây là 1 tín hiệu vô cùng tốt cho các doanh nghiệp của chúng ta.
“Em”Cô Vy xuất hiện sẽ làm thay đổi hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp cần ứng biến và biết cách tạo ra được sản phẩm phù hợp để có thể tạo nên 1 thị trường mới và chinh phục nó.
Đồng thời phát triển kênh bán hàng trực tuyến như đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, cải thiện lại website, tạo và xây dựng hàng loạt các tài khoản doanh nghiệp trên các mạng xã hội, hay có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu trên phương tiện kĩ thuật số một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất… vì đây là thời điểm khách hàng sử dụng Internet, mạng xã hội nhiều hơn trước và nhu cầu mua hàng trực tuyến tăng lên đáng kể.
Phần này mình rất chắc chắn vì hiện bên mình cũng đang hỗ trợ nhiều nhãn hàng trong việc đó và bước đầu đã thu được những hiệu quả nhất định.
Trong thời gian này, các doanh nghiệp nên dành thời gian rà soát, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, tạm dừng thực hiện các kế hoạch không phù hợp, giảm chi phí cố định, đàm phán với các đối tác để có thể giảm tối đa các chi phí thuê ngoài, cũng như tối ưu lại quy trình quản lí nội bộ, cơ cấu nhân sự. Mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian này là phải tồn tại, và phải đặt ra kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đó.
Mình được biết hiện nay, rất nhiều Công ty tại Việt Nam và trên thế giới luôn có 1 bản kế hoạch để ứng phó với các khó khăn không thể lường trước được (động đất, sóng thần, khủng hoảng…) được biết đến với tên BCP – Business Continuity Plan (Kế hoạch đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục), nhằm giảm thiểu tối đa các hệ lụy và rủi ro có thể xảy ra. Phần này mọi người có thể tham khảo trên Google, các cách phân tích đánh giá rủi ro và lập kế hoạch,…
Tạm kết
Sau cơn mưa trời lại sáng, mình tin ông trời sẽ không phụ lòng người, 1 doanh nghiệp nếu có thể trụ lại được qua đợt suy giảm kinh tế này thì có thể mở ra rất nhiều cơ hội. Đối thủ nào càng “yếu” thì càng bị ảnh hưởng, nhẹ thì chịu nhiều tổn thất, nặng hơn thì có thể phá sản, sáp nhập,… từ đó giúp Doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh và làm tăng thị phần.
Các chi phí cố định được tối ưu hóa, nhân sự được tinh giảm, quy trình quản lí nội bộ được cải thiện,… tất cả đều là những hành trang mà doanh nghiệp của bạn sẵn sàng “bung” ra khi dịch bệnh kết thúc, hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả.
Ngoài ra trong trường hợp nền kinh tế thế giới không bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, thay vào đó là 1 nhịp phục hồi thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ là những người được hưởng lợi nhiều nhất khi cả cung và cầu đều phục hồi và tăng trưởng.
Là 1 người tự tin “thấu hiểu” nỗi niềm của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế hiện nay, mình rất sẵn lòng lắng nghe, tư vấn và hỗ trợ cũng như đề xuất các giải pháp truyền thông tốt nhất cho Doanh nghiệp của bạn trong giai đoạn khó khăn sắp tới. Đừng ngần ngại để lại cmt bên dưới hoặc inb trực tiếp cho mình nhé!
Chia sẻ của Nguyễn Duy