Tôi tin chắc là ở vai trò người mua, ai cũng sợ cảm giác “bị bán” một cái gì đó. Trong vô thức, khách hàng thích được chủ động mua, và không thích bị tiếp cận một cách vồ vập. Trong bài này, tôi sẽ mách bạn một số tips để tiếp cận với khách hàng sao cho tự nhiên nhất nhé!
Khi đã có thông tin của khách hàng, ta có thể chủ động gọi điện cho khách hàng để hỏi thăm và xem vấn đề của khách hàng là gì. Từ đó đưa ra lợi ích mà sản phẩm mình có thể giải quyết được nỗi đau đó.
Ví dụ như trong một buổi hội thảo, tôi gặp một chị da đang có dấu hiệu chảy xệ, trong giờ teabreak tôi sẽ hỏi xem chị ấy có hay chăm sóc da không, các bước chị đang chăm sóc như nào.
Sau khi lắng nghe rằng chị bận và không có nhiều thời gian skin care, cũng như chị chưa tìm hiểu nhiều về các sản phẩm chăm sóc da, tôi có thể đồng cảm với việc phụ nữ có gia đình thường xuyên bận rộn, rồi tôi bày cho chị ấy những cách chăm sóc da đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất, như mặt đầu tiên phải làm làm sạch và thật sạch, riêng khâu làm sạch thôi đã đủ rồi.
Tiếp đấy chị có thể mua mặt nạ về đắp trước lúc tắm, tắm xong là cũng đắp xong vậy là có thể tranh thủ được kha khá thời gian, tiếp đến là đừng bao giờ quên uống nước, bởi uống đủ nước da sẽ tự đào thải và hạn chế chảy xệ, nhăn, mụn,… sau đó tôi mới gợi ý bên cạnh đó chị có thể sử dụng thêm các sản phẩm collagen dạng nước mà tôi đang dùng, và bán sản phẩm! Done and done!!!
Một số điểm khiến tôi và chị ấy dễ dàng gạt bỏ đi rào cản vô hình, đó là cùng nhau tham gia một buổi hội thảo có trả phí, cùng là con người của công việc, cùng lo sợ tuổi già sẽ làm da dẻ xấu đi. Từ đó, tôi cũng dễ giới thiệu về sản phẩm và đưa ra các lợi ích của sản phẩm tới chị ấy hơn.
Biến mình thành khách hàng của khách hàng. Việc này sẽ giúp ta dễ tiếp cận, trao đổi với khách hàng hơn rất nhiều.
Ví dụ như chị X đang kinh doanh mỹ phẩm, tôi sẽ mua một hộp phấn nền để trải nghiệm, rồi chụp hình gửi lại cho chị X: “Hôm trước em gặp chị ở hội thảo, thấy chị có giới thiệu về sản phẩm này, tò mò quá nên em mua về dùng thử, sau khi dùng thì em thấy rất là thích chị ạ!”.
Sau đó, chị ấy sẽ nói chuyện và chia sẻ với tôi nhiều hơn, vậy là tôi có nhiều câu chuyện hơn, thấu hiểu chị ấy hơn,… sau đó chị ấy cũng sẽ lắng nghe chia sẻ và tư vấn của tôi hơn,… Lúc này việc của các bạn là lồng ghép những điều ta muốn tư vấn vào cuộc nói chuyện và để khách hàng tự tò mò, chủ động hỏi bạn là xong!
Bạn biết đấy, khi bán hàng, ta có thể tập trung vào 04 sự: Sự sung sướng, Sự sợ hãi (hay nỗi đau), Sự tò mò và Sự khan hiếm. Mỗi người sẽ có cho mình một cách tiếp cận riêng, nhưng chúng ta không nên chỉ tập trung vào nỗi đau, vì không ai muốn người khác chỉ nhìn vào mình đang bị bệnh gì cả!
Một trong những nỗi đau khó khai thác nhất là nỗi đau của các chủ doanh nghiệp, họ có những nỗi đau người ta biết biết cả nhưng người ta không nói đến, chỉ đơn giản là vì, họ vẫn đang tìm người có thể cùng họ giải quyết nỗi đau ấy, chứ không phải các bạn thông thái còn chủ doanh nghiệp thì chưa nhìn ra như mình vẫn nghĩ đâu ạ!
Vậy nên, nếu bạn là một seller thực thụ, hãy luôn tâm sự với bản thân mình các cách bạn có thể làm được là gì? Sau đó hãy thử áp dụng nhiều chiến lược khác nhau để giải quyết vấn cùng khách hàng trước khi nghĩ tới việc tiếp cận khách hàng.
Sau đó bạn hãy thử các cách khác nhau một cách khéo léo và tinh tế để tiếp cận khách hàng và tìm ra đâu là cách phù hợp, chiến lược nào thì sẽ hiệu quả nhé!
Bạn nhớ giúp tôi khi chúng ta nói bằng ngôn ngữ “sặc mùi” bán hàng thì khách hàng sẽ tự thiết lập nên một rào cản để đề phòng. Thế nên ngay từ đầu, đừng để khách hàng có cơ hội thiết lập rào cản này, hãy cảm nhận và lắng nghe khách hàng nhiều nhất có thể.
Bạn hãy để ý, khi khách hàng nói về một vấn đề gì nhiều, thì khách hàng đang quan tâm đến vấn đề đó nhất. Bạn hãy để tâm và phân tích một cách cẩn trọng nhất có thể để không bỏ sót bất kể chi tiết nào, được không ạ?
Chia sẻ của Nguyễn Bụi Thương