Mục lục
Thông minh cực rẻ tiền, tập trung và tận tâm mới là đắt giá. Dù biết như vậy, nhưng không phải ai cũng biết cách rèn luyện kỹ năng tập trung cũng như thái độ tận tâm trong bất kỳ việc gì. Đối với Tôi bạn có thể lựa chọn giữa việc “Làm” hoặc “Không làm” nhưng khi đã lựa chọn “Làm” thì hãy để tâm của mình vào và thì tuyệt đối đừng có làm một cách hời hợt qua loa.
Tôi có 3 tips để bạn cải thiện kỹ năng này nhanh hơn:
Thứ nhất: Giờ nào việc nấy
Trong lúc nấu ăn thì đừng nghĩ đến những việc khác như ngày mai mình mặc đồ gì đi làm, mình vẫn chưa xong công việc được giao, mình có nên đi cắt tóc không nhỉ?…vân vân mây mây (vì mình không nghĩ gì khi nấu ăn nên mình k ví dụ cụ thể được). Nếu suy nghĩ và hành động của bạn không đồng nhất và tập trung vào cùng một mục tiêu thì chuyện món ăn nay nhạt mai mặn hoặc cháy đen là chuyện bình thường.
Đồng thời cũng đừng suy nghĩ là mình đang phải làm, mà là mình đang được làm.
Chỉ cần nhìn sản phẩm bạn làm ra, Tôi có thể biết bạn có tập trung trong quá trình thực hiện hay không luôn đó
Thứ hai: Tư duy tích cực
Để bạn có thể để hết được tâm huyết, tình cảm và sự tập trung vào công việc thì bạn phải luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan tích cực. Thay vì những suy nghĩ tại sao mình phải làm việc này?
Bằng những cảm xúc hạnh phúc và tự hào thậm trí là mình thật may mắn vì được làm những việc này. Thật may khi mình vẫn có thể nấu những bữa cơm ngon cho gia đình và những người thân yêu đúng không nào?
Như đợt vừa rồi cửa hàng quán ăn mở cửa lại, Tôi đi ra đường và có gặp tắc đường ở vài nút giao thông. Điều đầu tiên Tôi làm là reo lên vì sung sướng, vì đã lâu lắm rồi không được trải nghiệm cảm xúc này. Tôi nghĩ Tôi sẵn sàng đánh đổi cảm giác tắc đường này với việc cả xã hội phải xa nhau vì dịch bệnh.
Và Tôi tin tất cả các bạn cũng vậy, cũng sẵn sàng để đổi một món hời như Tôi. Vậy nên những việc chúng ta đang làm, đang được giao, là may mắn mà chúng ta có được, hãy trân trọng mỗi giây phút đó và dành hết tâm huyết của mình cho cuộc đời mình cùng Tôi nhé!
Thứ ba: Yêu Thương, Thấu Hiểu và Sẻ Chia
Luôn bật sẵn chế độ sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ chia sẻ với những người xung quanh mình, với gia đình, bạn bè, với khách hàng, đồng nghiệp, và ngay cả với Sếp của mình. Đồng cảm và thấu hiểu từng trạng thái cảm xúc của họ, giống như việc bạn lo cho khách hàng, bạn cảm thấy “Xót tiền” của khách hàng như thể tiền của mình. Đối xử với khách hàng ân cần, chu toàn như thể mình đối với chính mình.
Chịu thiệt về mình một chút: Hẹn gặp khách hàng hãy hẹn gần địa điểm của khách một chút, giảm giá được thì hãy giảm giá để khách hàng vui vẻ hơn, sản phẩm có lỗi hãy sẵn sàng đổi trả thêm cho khách hàng.
Khách hàng khó tính một chút, khó chịu một chút thì mình chủ động vui vẻ tiếp nhận hơn một chút. Đảm bảo ai cũng sẽ yêu quý bạn thôi ý, mình cũng có thể nghĩ mình lùi một bước nhưng tiến ba
Thứ tư: Hãy nghĩ đến cái giá của việc không chịu thay đổi
Khi bạn đang hời hợt, người khác đang kiên trì nỗ lực làm tốt hơn. Khi bạn đang chửi thầm khách hàng khó tính, người khác đang chốt với khách hàng những deal lên đến cả tỷ đồng.
10 năm sau, người khác đang cùng bố mẹ đứng ở du thuyền trên đảo Maldives, còn bạn vẫn mức lương lẹt đẹt và mơ mộng về ngày tháng nào đó trúng lô đề thay số phận đổi cuộc đời. Chắc là bạn cũng không thấy có vấn đề gì đâu, nhưng những người xung quanh các bạn thì sao?
Rồi có cuộc đời nào cần bạn đưa tay hỗ trợ nhưng bạn lại bất lực từ chối dù trong lòng luôn khao khát có thể làm được điều gì đó. MÀ KHÔNG THỂ!!!
Kiên trì xây dựng một nếp sống tập trung và tận tâm, Tôi tin sẽ giúp bạn thay đổi cuộc đời mình rất nhiều.
Chia sẻ của Nguyễn Bụi Thương