Những chia sẻ của mình có thể sẽ khác rất nhiều so với những gì bạn đã từng đọc, nghe về kinh doanh
Bài 1: Hãy Rõ Ràng Hóa Mọi Thứ
Với những ai đang có công việc kinh doanh thì hãy rõ ràng ngay những việc sau:
Bạn có nghe câu chuyện hay gặp là 1 chàng trai rủ 1 cô gái đi ăn tối và cô nói là sao cũng được, nhưng khi chàng trai chở đến chỗ nào cô cũng nói không thích không. Loay hoay mãi 2 người vẫn không có được chỗ phù hợp để vào ăn tối.
Đừng bao giờ nói: sao cũng được!
Đừng lãng phí thời gian cuộc đời!
Bài 2: Đâu Là Lựa Chọn Đúng Để Khởi Nghiệp Kinh Doanh
Trong suốt nhiều năm qua, tôi có cơ hội được chia sẻ, định hướng và cố vấn cho nhiều doanh nhân khởi nghiệp, và câu hỏi mà tôi nhận được ở hầu hết các bạn, đó là “tôi nên lựa chọn định hướng cho doanh nghiệp của mình như thế nào?”.
Bạn thân mến, chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin, do đó bất cứ ai cũng có thể tìm thấy cho mình một vài cơ hội khởi nghiệp. Thậm chí nếu bạn là một người có năng lực, sẽ có nhiều người tìm đến bạn đề nghị hợp tác. Tuy nhiên, có 2 điều quan trọng mà tôi muốn bạn cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn.
Bài 3: Nguyên Tắc Cơ Bản Để Thành Công Cầu Tiến Và Cầu Thị
Ai cũng muốn làm 1 nhà đầu tư. Ai cũng muốn làm chủ. Ai cũng muốn biến toàn bộ thu nhập của mình thành thu nhập thụ động. Để không cần vất vả chủ động ngược xuôi?
Nếu ai cũng làm thầy, thì người nào sẽ làm thợ đây?
Cuộc đời 1 con người. Đôi khi như leo bậc thang vậy. Ta phải đi hết bậc 1 thì mới tới được bậc 2. Hết bậc 2 mới tới bậc 3. Cứ thế kế tiếp cho tới bậc tận cùng.
Nên khi mới vào đời. Đừng trông rằng mình sẽ ” khác ” với người khác.
Đừng mong rằng mình sẽ làm chủ. Làm 1 nhà đầu tư ” huyền thoại “.
Bài 4: Làm Thế Nào Để Bạn Bắt Đầu Một Công Việc Kinh Doanh Khi Chưa Có Tiền
Một số bạn trẻ hỏi Tâm rằng: “Làm thế nào đểemm có thể bắt đầu công việc kinh doanh khiemm không có tiền? Em đang gặp vấn đề tài chính nhưngemm rất muốn kinh doanh để giúp đỡ những người khác?”
Mình muốn chia sẻ với bạn câu chuyện của mình. Từ một nhân viên rồi startup tại chính công ty.
Khi mình còn học đại học, vào giữa năm nhất đại học, mình bắt đầu đi làm tại ATP với đúng nhóm công việc mà mình thích và có kỹ năng. Khi đi làm, mình có tiền và thu thập được kinh nghiệm rất nhiều. Chủ yếu do quá trình va chạm với công việc và có môi trường để phát triển và học hỏi cao.
Bài 5: Phá Vỡ Cân Bằng Để Cân Bằng
Cách đây vài năm, người cố vấn của tôi nói rằng, “muốn phát triển sự nghiệp bền vững, con cần phải tìm được cách để cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Tuy nhiên để đạt được sự cân bằng đó, con cần phải biết cách phá vỡ sự cân bằng mà con đang có ở hiện tại”.
Nói thật là tôi đã vô cùng rối não khi nghe lời dạy đó, bởi vì tôi thật sự không hiểu như thế nào gọi là “để cân bằng thì phải phá vỡ cân bằng”. Tuy nhiên, khi càng tìm cách phá vỡ sự cân bằng ở hiện tại, tôi càng ngộ ra chân lý này.
Để giải thích, tôi muốn đưa cho bạn một ví dụ. Giả sử khi bạn bước vào đời lập nghiệp, bạn đang đứng ở tầng 1 của tòa nhà. Trong khi đó, mục tiêu sự nghiệp của bạn lại đang ở tầng 10. Vậy làm cách nào bạn đạt được mục tiêu của mình? Đơn giản, bạn cần phải đi qua các tầng, hoặc muốn nhanh hơn thì dùng thang máy, thậm chí lên trực thăng. Đây chính là lúc bạn phá vỡ sự cân bằng ở tầng hiện tại để đạt đến sự cân bằng mới ở tầng cao hơn.