Vì bán hàng là một cuộc chơi lâu dài nên triển khai bán ở nhiều kênh khác nhau, như thế tỷ lệ chúng ta tiếp cận được khách hàng cũng sẽ lớn hơn.
Bài 1: Nhập Hàng Về Rồi Thì Làm Sao Để Bán Nó Đây?
Khi đã có được một mặt hàng ưng ý, công việc tiếp theo chúng ta cần làm là chọn các kênh để tiếp thị nó đến với khách hàng. Có hai hình thức chính, một là online, hai là offline. Ở đây, tôi chỉ nói đến các kênh online.
Vì thực ra, các kênh offline tôi cũng mới triển khai, chưa có được nhiều thành quả nên cũng hem dám “múa rìu qua mắt thợ”.
Kênh online thì nhiều vô số kể. Nào là: Bán hàng qua website, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, bán hàng thông quá các mạng xã hội hay các trang rao vặt.
Nhưng chúng ta mới chỉ bắt đầu, nếu tham lam làm tất cả các kênh này thì rất dễ bỏ cuộc. Bởi vì, nếu bạn muốn bán tốt ở một nền tảng nào đó, trước hết bạn phải có kiến thức về nó.
Bài 2: Đã Có Sản Phẩm Nhưng Không Biết Bán Cho Ai?
Như đã hứa, hôm nay sẽ tiếp tục là một bài chia sẻ “có tâm” về kinh doanh online của tôi. Nội dung chính sẽ là cách để bạn tìm được những người thực sự sẽ có nhu cầu mua sản phẩm của mình. Kiểu như “ Đúng người đúng thời điểm” luôn.
Thường thì, một sản phẩm dù tốt đến đâu nhưng không phải ai cũng sẽ có nhu cầu với nó. Ví dụ, sữa tắm thì thường dành cho phụ nữ; Còn dao cạo râu sẽ dành cho đàn ông.
Nhưng mà, son môi thì các cậu vẫn có thể mua dành tặng cho các cô được mà, phải không? Vậy thì làm sao để biết được ai sẽ là người sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm này của mình?
Bài 3: Làm Sao Để Khách Hàng Muốn Mua Sản Phẩm Của Bạn?
Ngày nay, khi lượng cung sản phẩm thường luôn nhiều hơn lượng cầu nên việc khách hàng lựa chọn một sản phẩm nào đó càng trở nên khó khăn hơn. Đơn giản, vì cùng một sản phẩm thì có vô vàng người bán. Bạn bán giá rẻ, người khác thậm chí còn bán rẻ hơn cả bạn.
Đặc biệt, với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki thì việc những nhà cung cấp nhỏ, những người buôn nhỏ với số lượng hàng có sẵn họ sẽ đẩy giá sản phẩm càng thấp hơn nữa. Vậy, việc bạn cạnh tranh với họ về giá liệu có khả thi không? Tôi không biết về điều này.
Bài 4: Đăng Bán Sản Phẩm Kiểu Này Đang Là Xu Thế – Bạn Biết Chưa?
Nếu bạn nào hay đọc các bài tôi viết thì chắc cũng hay nghe tôi nói về điều này. Đó là, đừng đăng bán các sản phẩm lên trang cá nhân. Vì sao thì các bạn cũng biết rồi đấy. Nhưng ngoài trang cá nhân ra thì mình còn có thể đăng bán ở chỗ nào khác không.
Đó có thể là fanpage. Đó cũng có thể là trên các sàn Thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki. Nhưng ở bài này, tôi sẽ nói đến một chỗ bán còn lợi hại hơn nhiều.
Đó là nơi chỉ có một sản phẩm duy nhất của bạn được hiển thị. Bạn có thể thiết kế giao diện đẹp lung linh với các hình ảnh, video, Infographic tùy ý mà không phải quan tâm đến chính sách của một bên thứ ba.
Bài 5: Nếu Xác Định Bán Hàng Lâu Dài, Bạn Nhất Định Phải Xây Dựng Thứ Này!
Khi bạn đã có được một sản phẩm có thể bán được trong một thời gian dài thì thứ bạn cần phải xây dựng bây giờ là một website. Tại sao lại như vậy? Bạn có thể bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử. Bạn cũng có thể bán hàng qua các Fanpage trên Facebook.
Nếu có khả năng, thậm chí bạn có thể chạy quảng cáo để bán hàng. Nhưng mà… Khi có được một website về sản phẩm, bạn sẽ tăng được độ uy tín cho sản phẩm của bạn hơn. Khi có được một website và thiết kế 1 landing page cho sản phẩm, bạn có thể chạy quảng cáo về website này.