Sau khi dành rất nhiều thời gian xem, nghe, đọc các bài phân tích chiến lược từ các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới như Mc Kinsey, BCG, Deloitte và các chuyên gia Việt Nam hàng đầu.
Kết hợp với quan điểm cá nhân dựa trên kinh nghiệm 20 năm quản trị doanh nghiệp và tư vấn hơn 2000 dự án lớn nhỏ, đào tạo hơn 20.000 lượt học viên.
Vân đã Rút ra 10 BÍ KÍP KỊCH ĐỘC như sau giúp các Doanh nghiệp/ Cá nhân vượt qua mùa Covid và hậu Covid.
Đa nhiệm
Các nhà lãnh đạo không còn cơ hội được “thư giãn” trên ghế sofa nữa, hãy chiến đấu như giai đoạn Startup vì thế giới sẽ thay đổi liên tục. Đặc biệt (nói mãi không thừa), năng lực marketing + truyền thông xã hội là những năng lực trọng yếu cần được gia cường.
Đa dạng hoá
Đa dạng hoá các dòng doanh thu. Đừng đùa, hầu hết các doanh nghiệp khó khăn và các chủ doanh nghiệp “rỗng túi” hiện nay đều xuất phát từ việc lệ thuộc quá nhiều vào mô hình kinh doanh chỉ có 1 dòng doanh thu. Các dòng Doanh thu này phải khác nhau về phương thức kinh doanh nhưng có 1 điểm giống nhau: Cùng hướng đến phục vụ “1 nhóm khách hàng”. Trong số các dòng doanh thu, hãy lưu ý chọn thêm 1 nhóm sản phẩm có liên quan đến ngành chăm sóc sức khoẻ.
Liên minh chiến lược
Hãy tìm đến các doanh nghiệp đang có tệp khách hàng rất lớn, đang “làm mưa làm gió” trên kênh của họ. Tìm phương án hợp tác với họ để chia sẻ chi phí hoặc gia tăng cơ hội tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu mới. (Nguyên tắc luôn đúng: đặt câu hỏi mình sẽ giúp được đối tác những gì để họ hợp lực với mình?)
Giai đoạn khủng hoảng
Hãy tập trung phục vụ nhóm khách hàng “còn nhiều tiền rủng rỉnh” bằng những sản phẩm “mua bằng tiền lẻ”. Muốn biết thế nào là “mua bằng tiền lẻ” của khách hàng có tiền, có thể học khoá học Chiến lược tăng tốc Kinh doanh do Thanhs tổ chức.
Thời đại quá tải thông tin
Video ngắn là vua. Tiktoc vs Video Youtube ngắn. Muốn biết tại sao, lại vẫn là nên học khoá Chiến lược tăng tốc Kinh doanh nhé.
Hành trình khách hàng
Thanhs, Cất cánh thành công, Hành trình khách hàng
“Trải nghiệm khách hàng không phải là cứu cánh”
– Trải nghiệm khách hàng không phải được xây dựng để “khách hàng cứu doanh nghiệp và trung thành với doanh nghiệp ”. Trải nghiệm khách hàng phải xuất phát từ Tâm huyết “tìm được cách giải quyết tốt nhất và hấp dẫn nhất các vấn đề, nỗi đau, mong đợi, kỳ vọng của khách hàng”.
#B2b2c
Với doanh nghiệp B2B, Hãy chọn cung ứng dòng sản phẩm sẽ trở thành một nguyên liệu/thành phần KHÔNG THỂ THIẾU VÀ QUAN TRỌNG trong sản phẩm của doanh nghiệp B2C. Nói tóm lại, hãy đưa sản phẩm B2B của mình thành “Intel Inside”.
Tái cấu trúc theo định hướng chuyển đổi số
Tái cấu trúc theo định hướng chuyển đổi số
Tâm thế
Hãy ném mọi chướng ngại bạn gặp hiện nay thành “củi lửa” để “giữ vững lò lửa khát khao chinh phục”. Bạn phải luôn có Mentor hoặc Bạn đồng hành có Năng lượng tốt, có chỉ số hành động cao để giúp thúc đẩy được sức mạnh nội lực.
Bán hàng online O2O – B2D và đầu tư cho sản phẩm số
Bổ sung thêm kênh bán hàng Online để chạm đến khách hàng trực tiếp (không qua kênh trung gian) thì tất cả chúng ta đều hiểu rồi, nhưng giữa hiểu và triển khai vẫn còn một khoảng cách quá xa. Hầu hết các doanh nghiệp không bán được sản phẩm Online chỉ vì sự đầu tư không tập trung (làm thử mà thấy không ngon ăn là bỏ luôn). Việc tiếp theo khi đã quen với mô hình online là đầu tư vào dòng sản phẩm số hoá. Việc này sẽ ngốn nguồn lực nên doanh nghiệp vẫn còn “tiền tiết kiệm” mới có thể đầu tư.
Xây “chợ” platform
Nếu doanh nghiệp vẫn còn tiền tiết kiệm, đừng dồn hết cả vào mô hình KD Trước Covid, hãy đầu tư vào mô hình KD dạng Platform. Đây không phải là sân chơi của SMEs nhưng một vài doanh nghiệp cỡ vừa có thể liên minh để tạo nên sức mạnh.