Vượt Qua Đại Dịch Covid-19

Mình xin chia sẻ với các anh em một kinh nghiệm quan trọng để đứng vững trong sóng gió của đại dịch nhé.

Kinh nghiệm đó là … may hơn khôn thôi. Chứ ai mà tính được hết những vấn đề của một dịch bệnh lần đầu diễn ra theo kiểu này trong lịch sử.

Những ngày rồi mình cũng đọc ở các nơi (không phải trong group) nhiều thầy, nhiều diễn giả, rồi nhiều shark bày vẽ các phương kế để “biến nguy thành cơ”.

Mình rất tiếp thu, nhưng mình cũng hiểu chẳng qua công việc của các thầy chưa bị ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng không đáng kể.

Chứ nếu bán hàng mà hàng không nhập về được, kinh doanh dịch vụ mà cấm đứng gần, thuê mặt bằng vẫn trả phí mà không được mở cửa, rồi làm du lịch nhưng không ai dám đi lại..v…v.. thì có mà đỡ vào mắt.

Cứ bảo là cắt giảm phí, nhưng cũng tùy ngành mới cắt được. Giờ làm sản xuất thì cắt làm sao được mặt bằng, khấu hao trang thiết bị.

Rồi khuyên nhau lên online. Cũng có cái online được, có cái không.

Mà thực ra anh em trong đây, cái gì bê lên online được thì ngày thường cũng bê hết rồi. Không lẽ giờ có phòng khám răng thì chuyển sang chữa răng online? Hay là trông trẻ online?

Nói chung là nói bao giờ nó cũng dễ hơn làm, khi vào hoàn cảnh cụ thể thì mới thấy hết cái khó của từng người.

Thôi thì anh em liệu cơm gắp mắm. Người không bị ảnh hưởng thì tranh thủ mà phát triển. Người ảnh hưởng ít cố khắc phục. Người ảnh hưởng nhiều cố cầm cự 3 – 6 tháng.

Người bị ảnh hưởng nặng nề thì nên tìm đường khác mà đi, hoặc cắt lỗ rồi trả thù 10 năm chưa muộn, quan trọng là phải còn mạng thì sau mới trả thù được.

Qua vụ Covid mình thấy có mấy điều nên cân nhắc trong làm ăn, đó là:

  • Lúc thuận lợi nên nghĩ chuyện tích lũy tiền, quỹ, tài sản chứ đừng xài sang và nghĩ là mình sẽ kiếm được mãi
  • Nếu có cơ hội ngoài mảng chính, nên đầu tư hoặc chung vốn vào một mảng phụ. Làm cái gì không tốn nhiều thời gian nhưng khi cần có thể tạm gánh chi phí cố định cho mảng chính.
  • Làm ăn nên linh hoạt. Dám vào thì dám ra, dám xoay chứ cứ gồng lỗ nhiều không phải là cách tốt.
  • Nên sống tử tế với anh em nhân viên, khi khó khăn họ tình chuyện giúp chứ không tính chuyện bỏ
  • Nên chơi đẹp với anh em bạn bè cách ngành nghề, vì chắc chắn có lúc mình phải cần đến họ, thậm chí là qua đó xin việc về cho anh em của mình.
  • Lúc có tiền nghĩ đến việc thiện đơn giản. Cúng bái nhiều không bằng giúp người khó khăn những cái nhỏ. Các cụ vẫn bảo “có đức mặc sức mà ăn”.
    • Khi mình khó tự nhiên có người đến giúp đỡ, cái này mình đã trải nghiệm và thấy nhiều trường hợp khác trong cuộc sống.

Thôi đến giờ mình phải đi tập thể dục giữa buổi cách ly đây. Chúc anh em khỏe mạnh là làm ăn tốt, nhanh chóng phục hồi nhé!

Chia sẻ của Chu Ngọc Cường

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...