Có không ít các doanh nghiệp đã tự tay dần dần đẩy những nhân sự tài giỏi mà mình đã rày công đào tạo sang công ty khác, một cách vô tình.
Trong một nghiên cứu khi đánh giá về tầm quan trọng của nhân sự trong doanh nghiệp, có đến 65% doanh nghiệp cho rằng nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một công ty.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn không ngừng nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực vững mạnh nhất cho công ty mình thông qua các buổi training ngắn hạn, các lớp học phát triển kĩ năng, các khóa huấn luyện, team building ngoai trời hoặc dã ngoại kết hợp với học tập.
Nhưng liệu nguồn nhân lực có thật sự mạnh khi nhân viên lại lựa chọn rời đi khi đã có những kinh nghiệm, đủ cứng cáp và tài năng.
Hiện trạng nhân viên rời đi chỉ sau một thời gian gắn bó là điều xảy ra rất thường xuyên tại các doanh nghiệp, điều này khiến doanh nghiệp luôn phải đào tạo liên tục để có thể ra tạo nhân viên chủ chốt cho 1 team/tổ chức, hoặc tuyển nhân sự giỏi ở bên ngoài về công ty nhưng chưa biết liệu họ có phù hợp với văn hóa công ty hay không với chi phí không hề thấp.
Vậy vì sao, doanh nghiệp vẫn không giữ chân được người muốn ra đi. Ngay cả khi đào tạo tận tình.
Khi nhu cầu được thể hiện bản thân không đi cùng sự công nhận sẽ rất dễ khiến nhân viên chán nản và không còn tận tâm trong công việc.
Việc đào tạo và phát triển các kĩ năng của nhân viên luôn được các doanh nghiệp chú trọng và làm rất hiệu quả. Nhưng đó không phải là tất cả, khi người nhân viên còn cần sự thấu hiểu và công nhận từ chính các vị lãnh đạo, cấp trên trong các phương diện về năng lực, tính cách, cảm xúc (Ego) của người nhân viên.
Trong khi đó, rõ ràng thay vì tìm hiểu và công nhận chính năng lực và tính cách của nhân sự. Có rất nhiều cấp lãnh đạo luôn đem nhân sự của mình ra so sánh với nhau. Và có thể họ đang cho rằng đây là cách khôn ngoan để giúp nhân viên mình không ngừng nỗ lực và cầu tiến.
Mình xin kể bạn nghe một chút về tuổi thơ của mình. Khi người lớn luôn có thói quen so sánh những đứa trẻ với nhau. Mình đã thật sự không thấy thoải mái, tiêu cực hơn là đố kị và mặc cảm hoặc có đôi khi còn mang tâm lý của kẻ chiến thắng.
Thay vì tuân theo những gì người lớn chỉ dẫn, mình đã cố tình làm hoàn toàn ngược lại. Vì cho rằng sự cố gắng của mình là vô ích và mình sẽ không được công nhận.
Thật ra, tâm lý trẻ con hay người lớn cũng đều giống nhau cả mà thôi. Việc so sánh giữa 2 con người với nhau, khi mà chúng ta chưa thật sự hiểu rõ về điểm mạnh, điểm yếu của họ, sẽ chỉ khiến người bị so sánh cảm thấy tổn thương và không đươc tôn trọng, công nhận mà thôi.
Cách gì giúp nhân viên gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.
Một điều mình học được từ nỗi buồn của quá khứ là “không bao giờ so sánh”. Mọi người đều có giá trị của riêng mình.
Một mức lương đúng với năng lực. Và một sự thấu hiểu, công nhận năng lực, tính cách của chính nhân sự. Một sự đối xử công bằng và chính trực, tôn trọng lẫn nhau luôn là cách tốt đẹp nhất để nhân sự và doanh nghiệp gắn bó lâu bền với nhau.
Bởi, khi được thấu hiểu và công nhận, người nhân viên sẽ dễ dàng nhận thấy bản thân mình được tôn trọng, giá trị đóng góp được ghi nhận, tính Ego trong họ như được vuốt ve.
Kết luận: hãy KIỂM TRA NĂNG LỰC NHÂN SỰ thay vì so sánh hơn thua. Để biết rõ điểm mạnh của từng người. Đây cũng là phương pháp giúp nhân sự nhìn thấy đúng năng lực thật sự của mình, hạn chế ảo tưởng sức mạnh và xem mình là cái rốn của vũ trụ.
Chia sẻ của Lê Ngân