Mục lục
CPA hay Chi Phí Phải Trả Cho 1 Hành Động (cost per action) là mối quan tâm rất lớn của nhiều anh em chạy quảng cáo hiện nay. Dù chúng ta chạy hình thức gì đi nữa, thì cuối cùng cũng quy về Action – Hành động. Vậy với vai trò là một nhà quảng cáo, chúng ta cần làm gì cho đúng?
Định nghĩa rõ CPA của mình là gì
Bạn mong muốn thu về gì trong chiến dịch quảng cáo của mình? Lead – Marketing Qualified Lead – Sale Qualified Lead – Booking/Order – Sale… Hãy xác định thật kĩ mong muốn thu về của mình trước khi triển khai quảng cáo, vì mỗi chỉ số sẽ có từng chiến thuật khác nhau để đạt được.
Việc không xác định rõ CPA của mình là gì, giống như không biết được mục tiêu mong muốn, thì cũng chả khác gì đi lòng vòng trong rừng sâu cả.
Lựa chọn hình thức quảng cáo cho phù hợp
Không phải ngẫu nhiên mà cả Facebook, Google hay sau này các Ads Network đều chia quảng cáo ra nhiều mục đích khác nhau: Nhận Diện – Tương Tác – Chuyển Đổi – Tiếp Thị Lại.
Khi đã xác định được CPA mong muốn, nhà quảng cáo có thể lựa chọn hình thức phù hợp để đưa vào chiến dịch quảng cáo của mình và thu lại các chỉ số mong muốn.
Hiểu rõ tệp khách hàng của mình
Ngày trước khách hàng không có nhiều sự lựa chọn. Sự ảnh hưởng đến gu, cá tính, màu sắc, phong cách đa phần đến từ các nguồn phổ biến như Tạp chí, TV, radio. Đến khi internet bùng nổ, khách hàng lên mạng nhiều hơn, họ tiếp cận nhiều nguồn thông tin hơn nên nhu cầu cũng phân hoá ra đa dạng và rõ ràng hơn.
Nếu không hiểu rõ mình cần tiếp cận tệp khách hàng nào, họ có những đặc tính gì, nhu cầu của họ, các vấn đề họ cần giải quyết mà cứ đâm đầu vào chạy thì chỉ có ném tiền qua cửa sổ.
Việc thấu hiểu khách hàng sẽ giúp cho nhà quảng cáo sáng tạo ra các nội dung riêng phù hợp với từng đối tượng, từng tệp, tăng cao tương tác và chuyển đổi.
Việc “đỉnh cao của target là không target” chỉ có thể diễn ra khi và chỉ khi sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được một nhu cầu thị trường cực lớn, gần như ai nhìn vào cũng có thể phát sinh nhu cầu mua ngay. Còn nếu không, tốt nhất nên hiểu tệp khách hàng và target, làm nội dung cho nó phù hợp.
AB Testing
Không ai dám chắc chắn rằng quảng cáo của mình đưa lên sẽ bụp phát ăn ngay được, do đó cần phải thực hiện AB Test. Thử nghiệm xem biến A đúng hay biến B đúng.
Khi thực hiện AB Test cần lấy 1 trị số nào đó để thử nghiệm, chứ không làm lung tung.
Ví dụ:
- Bạn cần tìm ra content A đúng hay content B đúng so với tệp khách hàng 1. Như vậy bạn sẽ set 1 chiến dịch có 2 nhóm quảng cáo là: A1 và B1.
- Bạn cần tìm ra Content A, Content B, Tệp 1, Tệp 2 cái nào sẽ đúng với Landing Page I. Thì bạn sẽ set 1 chiến dịch có các nhóm quảng cáo:
- A1I
- A2I
- B1I
- B2I
Sau khi cho các nhóm trên chạy bạn sẽ tìm ra được nhóm nào hiệu quả và tiếp tục đẩy mạnh.
Tuy nhiên nếu không kiểm soát được chặt chẽ việc AB Testing, bật, tắt và nhân nhóm kịp thời, nhà quảng cáo sẽ làm lãng phí đi 1 lượng ngân sách lớn.
Hiện tại Bigbom đang hỗ trợ cho các nhà quảng cáo trong việc AB Testing, kiểm soát quảng cáo, scale quảng cáo cực kì hiệu quả.
Nhiều nhà quảng cáo đã scale x3, x5 ngân sách và kết quả nhưng vẫn duy trì được giá mục tiêu, thậm chí giá mục tiêu còn thấp hơn so với chạy tay.
Chia sẻ của Giang Pham