Mục lục
Trả lời phỏng vấn Forbes Việt Nam trong câu hỏi về scandal mặc bikini biểu diễn trên máy bay, Bà Phương Thảo có nói rằng:
Tại sao Vietjet lại tổ chức biểu diễn như vậy?
Thực ra chúng tôi muốn hướng đến sự tự do cao nhất của con người, thông qua thông điệp là hành khách của chúng tôi hay nhân viên của chúng tôi, hay là mọi người có quyền mặc mọi thứ mà người ta thích, người ta thấy hạnh phúc. Tinh thần của Vietjet là mang lại niềm vui cho khách hàng, mang lại hạnh phúc cho người ta thì mình cũng hạnh phúc”
Vụ này cuối cùng cục Hàng không phạt 20 triệu, vấn đề để lại cho chúng ta một vài tranh cãi là liệu một CEO hàng đầu và nổi tiếng như vậy khi phát ngôn đã nói đúng với định vị thương hiệu và hình ảnh thương hiệu của Vietjet chưa?
Sự thật là bà ấy đã nói đúng và bà ấy hiểu rất rõ tính cách thương hiệu Vietjet và nhất quán quan điểm từ lúc làm đến lúc nói. Thể hiện tính kiên định theo đuổi mục tiêu mà thương hiệu đã đặt ra từ đầu dù vụ scandal này gây rất nhiều sự chú ý và nhận nhiều gạch đá từ giới phụ nữ và nhiều hoa hồng từ giới đàn ông.
Việt Nam mình đang thiếu những CEO như vậy khi dám làm những điều gây nổi sóng và dám đứng ra tuyên ngôn tính cách và hình ảnh thương hiệu để bảo đảm tính thống nhất.
Không liều thì làm sao nổi?
Dân truyền thông quá hiểu rõ điều này, nhưng nổi rồi thì làm sao yên và cuối cùng người vào vai đối thoại với truyền thông lại là CEO. Vì thế tại sao thương hiệu cần một chiến lược thống nhất là vậy nếu CEO cứ cắm mắt duyệt thì cuối cùng lại là người lãnh gạch nhiều nhất.
Tuy nhiên vài điểm bà Thảo vẫn trả lời chưa trọn vai: đó là các cô gái phải “vui nhộn và trẻ trung” theo đúng hình ảnh cô gái trẻ trung và vui như vậy.
Có bao nhiêu CEO dám làm như thế…. hay sẽ lao đầu vào đá như vụ chuyên gia điện máy Trần Anh rồi CEO lặn mắt tăm. Tôi nghĩ bạn nếu đã có chiến lược thương hiệu với tính cách thương hiệu rất rõ ràng và truyền thông có sức mạnh, có thể sẽ phải thử một lần để nhận gạch đá xem thế nào?
Kết luận: Tính nhất quán dù có bị gạch đá là yếu tố quyết định thành công của thực thi chiến lược thương hiệu của CEO liệu có đúng không?
Chia sẻ của Phạm Thanh Hạt
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 1: Khởi Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 3: Tập Trung Vào Thương Hiệu Hay Trải Nghiệm?
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 7: Thử “Giải Thiêng” Một Số Lầm Tưởng Về Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp
- Bài 9: Sở Hữu Một Thương Hiệu Hay Nhiều Thương Hiệu Là Tốt
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 15: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bao Gồm Những Công Việc Gì
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 17: Sản Phẩm Phải Trước Thương Hiệu?
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)