Tìm Nhân Tài Ngành PR Như Thế Nào?

Sau khi du học về, mình đi phỏng vấn, mình apply vào vị trí Marketing, vì mình cứ tưởng mình ngầu, tưởng mình biết Marketing. Lúc đó mình còn chưa biết có sự tồn tại của ngành PR.

Rồi người phỏng vấn, sau này là sếp mình, hỏi: “Công ty đang cần vị trí PR, em có muốn thử vị trí đó không?” (chắc thấy mình “dốt” marketing quá, mà ti toe đòi apply làm Marketing). Mình gật đầu liền, vì dù sao kinh nghiệm trống trơn, thử ngành nào chả được.

Xin cảm ơn sếp trao cơ hội, mình đã theo đuổi ngành PR trong suốt nhiều năm trời.

Cho đến nay, mặc dù đã mở rộng các kĩ năng của mình ra nhiều mảng khác liên quan để đáp ứng được nhiều yêu cầu phát triển sự nghiệp hơn, nhưng mình vẫn thấy mình làm tốt nhất mảng PR truyền thông. Ủ ôi, sếp thật tinh mắt nhìn ra sớm

Sau này đứng ở vị trí người tuyển dụng, mình nhận thấy việc nhìn vào xuất thân của ứng viên từ trường nào thật ra đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tìm được người phù hợp. Đặc biệt với ngành truyền thông, PR, một ngành mà có lẽ bạn tìm thấy số người “làm trái ngành” nhiều nhất trên cõi đời này.

Vậy với các ứng viên mới bước vào ngành, các công ty nên tìm kiếm điều gì ở họ?

  • Một người tự tin, sôi nổi, nhiệt tình, ham học hỏi.
  • Một người dễ tạo thiện cảm và lòng tin khi nói chuyện cùng.
  • Một người biết kể câu chuyện hấp dẫn về những gì đã trải qua.
  • Một người có sự chính trực, và thật thà. Tin tôi đi, ngành này cực kì cần một người không bị cám dỗ bởi quyền và tiền, ahihi.
  • Một người đã có thể hiện sự đam mê viết lách, sáng tạo nội dung (bằng các hoạt động ngoại khoá, hoặc tự viết blog, viết sách, sáng tạo khác)
  • Một người có thẩm mĩ tốt (thể hiện ở thời trang, thiết kế CV, profile cá nhân, đôi khi là các thiết kế đã làm cho các dự án xã hội)
  • Một người “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” (nghĩa là cái quỷ gì cũng biết chút, đặc biệt các xu hướng mới, các công cụ mới, đọc tin tức hàng ngày, có khi người ta sẽ kiểm tra ứng viên bằng cách hỏi em hãy cập nhật xem báo chí, tin tức tuần qua có vấn đề gì nóng hổi đấy).
  • Một ứng viên được giới thiệu qua network. Điều thú vị là, PR is all about relationships (nghề PR liên quan chủ yếu đến xây dựng mối quan hệ). Gần như 100% trong các buổi phỏng vấn, mình đều được đặt câu hỏi “Em có mối quan hệ tốt với báo chí không?”.

Vì thế, việc bạn chứng tỏ mình có (hoặc có khả năng xây dựng) mối quan hệ tốt trong và ngoài ngành là điều rất ý nghĩa. Nhưng không chỉ ngành PR, khi bạn đi làm bất cứ ngành gì, mà bạn đã có mối quan hệ với các đối tác tốt trong ngành, thì đó là một giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp.

Các công ty cũng không cần phải tập trung vào ứng viên đã được đào tạo qua ngành PR. Vì thực tế, số trường đào tạo ngành này cũng rất ít. Có lẽ hiện nay chỉ có 2 tên tuổi lớn là trường Học viện báo chí tuyên truyền, và trường Học viện ngoại giao là có đào tạo ngành này.

Cách đây hơn 10 năm thì gần như không có trường đào tạo to to chút, mà hầu hết người làm PR (do ngành cũng quá mới) đều được nhặt từ trường báo chí ra, hoặc từ bất cứ trường kinh tế, ngoại ngữ nào.

Ngành PR truyền thông hiện nay quá rộng lớn, quá đa dạng và cập nhật mỗi ngày, vì thế những kiến thức chính thống từ trường lớp cũng chỉ đảm bảo được một phần nhỏ thôi. Các công ty đã “thoáng” hơn và sẵn sàng đón nhận ứng viên từ đa dạng các ngành nghề đến với PR.

Vậy các bạn đừng lo, không có kinh nghiệm, hay trái nghề, hay chưa từng được đào tạo, hay đổi từ ngành khác sáng, hay thậm chí chưa từng học đại học, có thể vẫn làm PR được á.

Chia sẻ của Mai Mai

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...