Thử Hình Dung Về Thế Giới Hậu Coronavirus

Thế giới đang bước vào những ngày tháng căng thẳng nhất của đại dịch Covid-19. Chưa biết đỉnh điểm sẽ thế nào nhưng hiện đã có hơn 720k người bị nhiễm bệnh và gần 34k người chết.

Đứng đầu danh sách lúc này là Hoa Kỳ với hơn 141k người bị nhiễm và gần 2.5k người chết. Tiếp theo là Ý với các con số bị nhiễm và tử vong lần lượt là 97.6k và 10.7k; Trung Quốc 81.4k và 3.3k; Tây Ban Nha 80k và 6.8k; Đức 62k và 541; Pháp 40.1k và 2.6k; Iran 38k.3 và 2.64k; Anh 19.5k và 1.22k.

Tới nay các quốc gia đối phó tốt với đại dịch này, theo nghĩa kiểm soát và làm giảm mức độ lan tỏa tiến tới dập tắt, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Trung Quốc, nơi khởi phát Coronavirus cũng đã khống chế được dịch.

Xem xét những gì đang diễn ra, cộng với kinh nghiệm lịch sử từ đại dịch có thể so sánh được gần đây nhất là cúm Tây Ban Nha 1918-1919, ta có thể có một vài nhận định như sau:

Thứ nhất, sớm muộn con người nhất định chiến thắng đại dịch. Nhiều bạn bi quan cho rằng ngày tận thế đã tới gần. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Nhìn vào sức chịu đựng không giới hạn của người dân Vũ Hán, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay chính người dân Việt Nam trong việc thực hiện kỷ luật thép thời chiến;

Nhìn vào sức mạnh ý chí và tinh thần chiến đấu quật cường của đội ngũ y bác sĩ chiến đấu trực tiếp tại các “ổ dịch”, chúng ta có quyền tin vào sức mạnh và chiến thắng của loài người.

Thứ hai, tuy đại dịch sẽ qua, nhưng di chứng để lại của nó sẽ cực kỳ khủng khiếp. Về mặt kinh tế, hiện tại chúng ta đang được chứng kiến một thế giới “bị đóng băng”. Mọi dòng luân chuyển con người – hàng hóa, mọi giao dịch đều đứng lại.

Với việc các nước “bế quan tỏa cảng” với bên ngoài và triệt để thực hiện cách ly, đình chỉ mọi hoạt động bên trong, kinh tế của từng quốc gia, và do đó là cả thế giới, đi vào suy thoái, khủng hoảng là điều gần như không thể tránh khỏi.

Thế nhưng chúng ta không chỉ có tin xấu

Đại dịch Coronavirus, như nhiều nhà phân tích chỉ ra, thực sự là một sự kiện không chỉ có tính thử thách mà còn có tính “phá bỏ” và lập lại trật tự thế giới mới, trong đó phát sinh nhiều cơ hội lịch sử đối với mỗi quốc gia cũng như từng doanh nghiệp, cá nhân.

Bài viết này không dám lạm bàn quá sâu về các cơ hội sẽ phát sinh trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu, tôi có vài suy nghĩ như sau.

Trước hết, đại dịch Covid-19 là cơ hội để các nước xem xét lại sức mạnh thực sự của chính mình

Trong tương quan với các đối tác trên bàn cờ chính trị thế giới. Nhiều học giả cho rằng, sự kiện này đã cho thấy Hoa Kỳ không còn là siêu cường, là đầu tàu đi trước để thế giới có thể trông cậy. Tương tự như vậy, đại dịch đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu của thế giới phương Tây, trong đó có sự “ngủ quên” trong hào quang của quá khứ, và đặt ra cho họ những câu hỏi về sự dân chủ quá đà.

Ở chiều ngược lại, người ta thấy sự trỗi lên của một châu Á kiên cường

Được dẫn dắt bởi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đại dịch lần này cho tôi có cảm giác các nước châu Á như đang sống lại thời kỳ thắt lưng buộc bụng để làm nên các kỳ tích phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Bỏ qua những bàn luận về thể chế chính trị (nhiều người cho rằng thể chế độc tài cho phép kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh), theo tôi, chính sức mạnh nội tại của người châu Á, bật ra khi bị dồn vào tận cùng của sự sợ hãi, đối diện với lựa chọn sống-chết, là nhân tố quan trọng giúp các nước này đạt được kết quả tốt hơn so với các nước châu Âu trong đại dịch.

Tương tự thế, với khả năng chịu đựng gian khổ và chịu thương chịu khó của mình, tôi tin châu Á sẽ sớm vượt qua khủng hoảng hậu đại dịch và chớp được cơ hội nảy sinh trong một thế giới bị tàn phá để bứt phá vươn lên.

Nhiều chuyên gia nhận định, sau Covid-19 thế giới này hoặc sẽ kết thúc thời kỳ toàn cầu hóa, mà đặc trưng là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các quốc gia, hoặc sẽ chuyển từ toàn cầu hóa với trung tâm là Hoa Kỳ sang toàn cầu hóa với trung tâm là Trung Quốc.

Hoa Kỳ, sau nhiều thập kỷ làm sen-đầm thế giới, đã bắt đầu kiệt sức, và người dân Mỹ đã thực sự chán ghét chủ nghĩa mậu dịch tự do, đòi hỏi chính quyền tập trung nhiều hơn vào bên trong nội bộ nước Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc ngày càng nhận thấy sức mạnh và vị thế của họ được tăng cường khi “bành trướng”, mở rộng ra bên ngoài.

Từng doanh nghiệp, thậm chí từng người dân Trung Quốc, hiện đã rất tự tin khi “mang chuông đi đánh nước ngoài”. Học thuyết “biên giới mềm” của Đặng Tiểu Bình, trong đó nói ở đâu có người Trung Quốc sinh sống thì biên giới của Trung Quốc mở rộng đến đó, hơn bao giờ hết được triển khai mạnh mẽ và tham vọng.

Cá nhân tôi cho rằng, sau khi đại dịch qua đi, các quốc gia sẽ mở cửa trở lại, tiếp tục giao du với thế giới bên ngoài, bởi các liên kết đã hình thành sau nhiều chục năm qua không chỉ là về kinh tế mà còn là các kết nối ở cấp độ con người.

Thời nay, khái niệm “gia đình quốc tế”, với bố mẹ, con cháu sinh sống và làm việc ở các quốc gia khác nhau, đã không còn xa lạ và ngày càng phổ biến. Do đó, cửa nhất định sẽ mở, tuy vậy, từng quốc gia sẽ phải tính toán và điều chỉnh lại các chuỗi giá trị liên quan đến việc phát triển của đất nước mình.

Ở cấp độ vi mô, các tập đoàn kinh tế thay vì tận dụng lợi thế của khoa học kỹ thuật và các hiệp định thương mại tự do để phát triển cơ sở cung ứng trên phạm vi toàn cầu như lâu nay, sẽ phải điều chỉnh lại một cách tổng thể theo hướng đưa các nguồn cung về gần với mình hơn để tránh các rủi ro “ngăn sông cấm chợ” có thể xảy ra như hiện tại.

Chiến lược “China plus one” (Trung Quốc cộng một) sẽ được thực thi mạnh mẽ và triển để hơn nữa, nếu không nói là nhiều tập đoàn sẽ chuyển sang chiến lược “Exit China” hay “No China” (thoát Trung, không đầu tư vào Trung Quốc).

Với sự rút lui của Hoa Kỳ, sự bất an ngày càng tăng lên của các nước trong quan hệ với Trung Quốc, cộng với ý thức tự cường, tự chủ được củng cố sau đại dịch, vai trò của các thỏa thuận về thương mại tự do sẽ không còn mạnh như trước.

Các nước sẽ tập trung nguồn lực để phát triển nguồn lực nội tại, hướng nền kinh tế vào bên trong nhiều hơn ra bên ngoài như trước. Những nước phụ thuộc quá vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu không điều chỉnh, sẽ trở thành những quốc gia dễ bị tổn thương nhất.

Còn đối với cấp độ của từng doanh nghiệp hay cá nhân như chúng ta thì sao? Có những cơ hội và thách thức gì? Cần chuẩn bị như thế nào?

Nếu quan tâm đến thế giới hậu Coronavirus và tìm hiểu những việc mình phải làm để chuẩn bị cho các cơ hội và thách thức mới.

Bài viết trên còn nhiều ý kiến chủ quan. Rất mong nhận được các ý kiến trao đổi, đóng góp từ các bạn.

Chia sẻ của Anh Tuan Nguyen

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...