Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh Bằng Năng Suất Lao Động?

Bài này hơi dài, hơi kén độc giả, mất ít nhất 10 phút để đọc hết; nhưng rất thiết thực cho các doanh nghiệp khi nghĩ đến chuyện tăng Năng suất lao động.

Đây là bài để trả lời cho câu hỏi về cái gọi là năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp nên hiểu như thế nào

Lại thấy xuất hiện nhiều cái tít trên các báo về năng suất lao động (bình quân) quốc gia, Năng suất lao động doanh nghiệp… nên đành phải post lại bài này thôi!

Hình như các chuyên gia, các nhà kinh tế hơi bị… rảnh quá hay sao mà cứ nói hoài về cái khái niệm lạ lùng này?!

Khái niệm năng suất lao động (Năng suất lao động) gần đây hay được nhiều người nhắc đến.

Có những diễn đàn, hội thảo bàn về Năng suất lao động quốc gia, ở đó nhiều con số được đưa ra để so sánh Năng suất lao động Việt Nam với các nước khác và kết luận rằng Năng suất lao động của người Việt quá thấp (thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần, và Hàn Quốc 10 lần…).

Cũng có những diễn đàn, hội thảo về Năng suất lao động của doanh nghiệp, ở đó nhiều chuyên gia cho rằng Năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam quá thấp (so với doanh nghiệp nước ngoài), đồng thời cho rằng tăng Năng suất lao động cho doanh nghiệp là một trong những cách thức để tăng lợi thế cạnh tranh.

Tôi xin chia sẻ một góc nhìn khác, có thể không giống ai, về chủ đề này.

Khi đo Năng suất lao động bình quân của một quốc gia, người ta thường lấy giá trị tổng sản lượng quốc nội (GDP) chia cho số lượng người lao động đang làm việc (hoặc số người trong độ tuổi lao động); và từ đó, so sánh để kết luận Năng suất lao động của quốc gia này cao hơn hay thấp hơn quốc gia khác.

Đối với doanh nghiệp thì người ta hay lấy tổng doanh số của doanh nghiệp chia cho tổng số lượng người lao động hoặc chia cho tổng quỹ lương; và từ đó, kết luận doanh nghiệp này có Năng suất lao động cao hay thấp hơn doanh nghiệp khác.

Và phổ biến hơn, để tăng Năng suất lao động, nhiều ý kiến cho rằng phải đào tạo để nâng cao tay nghề, phải tổ chức quản lý tốt công việc, phải ứng dụng công nghệ, kỹ thuật, phải đầu tư máy móc, thiết bị…

Tôi cho rằng cách tính (và so sánh) Năng suất lao động theo kiểu này thực ra không mấy ý nghĩa; và càng không mấy ý nghĩa khi muốn tăng lợi thế cạnh tranh (của doanh nghiệp hay quốc gia) bằng cách tăng Năng suất lao động.

Vì sao như vậy?

Việc lấy GDP của một quốc gia chia cho tổng số người lao động (ở nhiều ngành nghề khác nhau) trong quốc gia đó để tính Năng suất lao động (bình quân) quốc gia;

Hay lấy tổng doanh số của một doanh nghiệp chia cho tổng số lượng cán bộ nhân viên (công việc khác nhau, ở các phòng ban khác nhau) để tính Năng suất lao động (bình quân) của doanh nghiệp là hoàn toàn vô nghĩa.

Việc này cũng tương tự như lấy tổng trọng lượng của một đàn gia súc, gia cầm, thủy hải sản gồm có trâu, bò, dê, thỏ, gà, vịt, chim cút, tôm, cua, ếch, cá…rồi chia cho tổng số con để tính trọng lượng bình quân của một con (?!).

Hay lấy tổng giá bán tất cả các con này chia cho tổng số con để tính giá bán bình quân một con (?!).

Con số có được từ cách chia này chẳng nói lên điều gì (chẳng lẽ để biết trọng lượng bình quân của một con gia súc, gia cầm, thủy hải sản – từ trâu, bò, gà vịt đến tôm, cá… của nhà anh A cao hay thấp hơn nhà anh B?!?).

Bản thân GDP và GDP trên đầu người đã nói lên trình độ phát triển của một nước. Và nếu Năng suất lao động cũng quy ra tiền trên đầu người lao động thì nó cũng chẳng bổ sung thêm chút ý nghĩa nào mới so với cách tính GDP trên đầu người.

Việc so sánh Năng suất lao động bao giờ cũng phải gắn liền với một loại công việc như nhau.

Ví dụ, cùng là công nhân đóng một loại đế giầy, nhưng năng suất của công nhân nhà máy A cao hơn năng suất của công nhân nhà máy B (nhờ tay nghề, máy móc, cách thức tổ chức sản xuất…).

Nếu đem Năng suất lao động của công nhân đóng đế giầy so với Năng suất lao động của công nhân sản xuất vi mạch điện tử thì sự so sánh này quá ư khập khiễng!

Mặt khác, một quốc gia (hay doanh nghiệp) có Năng suất lao động thấp (theo cách hiểu như trên) thực ra không hoàn toàn là vì người lao động của quốc gia /doanh nghiệp đó đang làm việc với năng suất thấp;

Mà chủ yếu là, vì lý do nào đó, họ buộc phải làm ra những sản phẩm hay dịch vụ có giá trị thấp (ví dụ sản xuất lúa, gạo thay vì điện thoại di động hay dược phẩm).

Nếu so sánh từng cặp công nhân hay kỹ sư trong cùng một điều kiện làm việc, với cùng một công việc, chưa chắc các nước khác đã vượt trội hơn Việt Nam về năng suất.

Nhưng về tổng thể, ta thua kém nhiều (thể hiện qua GDP đầu người) là vì ta toàn làm ra những thứ không mấy giá trị so với nước khác (ta sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thô, may gia công…, trong khi họ sản xuất ô tô, mỹ phẩm, hàng điện tử…).

Vậy thì để tăng Năng suất lao động bình quân quốc gia (theo cách hiểu như trên) không phải chỉ có cách “hì hục” tăng năng suất của người lao động bằng cách đào tạo tay nghề hay trang bị máy móc, công nghệ hay tổ chức sản xuất tốt (tức “do things right”);

Mà quan trọng hơn, phải bằng cách thay đổi cơ cấu sản xuất, tái cấu trúc, thay đổi cách thức vận hành nền kinh tế để làm ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao hơn (tức “do right things”), tức là bằng cách tăng GDP trên đầu người.

Đối với một doanh nghiệp cũng vậy, bên cạnh việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên, đầu tư máy móc, tổ chức sản xuất tốt để tăng năng suất; quan trọng hơn vẫn là phải làm sao để gia tăng doanh số, lợi nhuận, thị phần bằng chiến lược kinh doanh, cách thức làm marketing, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới….

Bằng cách tăng Năng suất lao động, một doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh hay không?

Tôi cho rằng có, nhưng không nhiều (trừ khi doanh nghiệp đủ sức để theo đuổi chiến lược chi phí thấp – low cost strategy – nhờ vào operations tốt, tạo nên vị trí cost leadership); và đó không phải là giải pháp căn cơ để doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh bền vững.

Tăng năng suất, làm ra được nhiều sản phẩm, nhưng không bán được hoặc bán với giá quá “bèo” thì việc tăng năng suất đó có khi còn đem lại tác dụng ngược, chẳng những không làm tăng mà còn làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tóm lại, trước khi nói đến chuyện làm việc đúng phương pháp (do things right) để tăng năng suất, doanh nghiệp (hay quốc gia) cần phải chọn con đường đúng để đi, việc đúng để làm (do right things).

Một khi đã chọn chiến lược sai, việc làm sai thì càng làm giỏi, làm nhanh, hậu quả sẽ chỉ càng thêm tồi tệ!

Chia sẻ của Nguyễn Hữu Long

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...