Tại Sao Việt Nam Là Một Trong Những Quốc Gia Đáng Sống Nhất Trong Dịch Covid-19?

Với các nhà đầu tư như mình, một trong những điều hết sức quan trọng là làm sao để trong dịch bệnh vẫn có thể đảm bảo tỷ suất lợi nhuận không bị ảnh hưởng quá nhiều, thậm chí là có những chiến lược để kiếm lời trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19 có thể coi là cuộc khủng hoảng trăm năm mới xảy ra một lần. Cuộc khủng hoảng gần nhất do dịch bệnh khiến cuộc sống của người dân trên khắp thế giới đảo lộn là đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Nó khiến 500 triệu người trên khắp thế giới nhiễm bệnh và khiến từ 50-100 triệu người tử vong (khoảng 3-5% tổng dân số thế giới khi đó).

Do cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gần nhất tương tự như thế này đã diễn ra từ rất lâu rồi và không có nhiều nguồn tự liệu tham khảo nên để dự đoán những ảnh hưởng về mặt xã hội và kinh tế do Covid-19 gây ra chúng ta phải dựa vào một sự kiện có nhiều điểm tương đồng với nó.

Một số góc nhìn về những sự kiện đã diễn ra trong hai cuộc chiến tranh thế giới:

  • Chính phủ chi tiêu rất mạnh tay để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, giúp các doanh nghiệp không bị phá sản, ngăn không có ngân hàng và hệ thống tài chính sụp đổ. Để tài trợ cho chi tiêu công, các ngân hàng trung ương như Fed, BoE (Bank of England), …. sẽ bơm thêm rất nhiều tiền vào nền kinh tế.
  • Vàng không được lưu thông, tiền không được chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nguyên nhân là do tất cả các quốc gia đều giữ nguồn lực tài chính ở trong đất nước của họ để sản xuất súng ống đạn dược và nhu yếu phẩm cho những binh sĩ ở tiền tuyến.
  • Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài thêm một vài tháng nữa có thể khiến chuỗi cung ứng hàng hoá trên khắp toàn cầu bị gián đoạn. Có thể khiến rất nhiều nước rơi vào tình trạng thiếu hàng hoá thiết yếu do hoạt động xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hoá bị sụt giảm mạnh.

Từ ba ý trên, hãy quay lại điều mình nói ở trên, vì sao Việt Nam là một trong những nước đáng sống nhất trong giai đoạn Covid-19:

Năng lực sản xuất hàng hoá thiết yếu

Khi mình ở Singapore và Anh, có một điểm làm mình khá buồn là hàng hoá Việt Nam xuất khẩu được sang đây chủ yếu là những thứ có giá trị thấp: mì gói, bàn chải, ….. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện tại thì đây lại là điểm mạnh của chúng ta vì ruộng đất bạt ngàn, lương thực thực phẩm dồi dào, gần như tất cả các mặt hàng thiết yếu đều có thể được sản xuất trong nước (do đó chúng ta không phải phụ thuộc vào nước ngoài).

Những nước sẽ phải lo ngại với vấn đề thiếu hàng hoá thiết yếu đáng buồn thay lại là châu Âu và Mỹ, vì họ đã quen với việc mua những loại hàng hoá này từ những nước khác nghèo hơn. Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát như hiện tại, các quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu khi họ đảm bảo được nhu cầu trong nước (việc Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu gạo là một minh chứng).

Do đó, những nước giàu như Mỹ và châu Âu sẽ cảm thấy lo lắng hơn rất nhiều khi dịch bệnh kéo dài vì người dân của họ có thể không có đủ những hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của họ.

Việt Nam sẽ chỉ có thể rơi vào tình trạng thiếu hàng hoá thiết yếu khi thời gian tới dịch bệnh diễn biến tệ hơn khiến từng tỉnh thành phố phải tự cách ly theo kiểu nội bất xuất ngoại bất nhập, lúc này các xe vận chuyển hàng hoá có thể gặp khó khăn trong việc đưa hàng hoá từ nơi này đến nơi khác trong lãnh thổ đất nước.

Chính phủ Việt Nam dập dịch từ rất sớm

Việc dập dịch này bắt nguồn từ nỗi sợ Việt Nam thất thủ do dịch. Trích lời một bạn du học sinh ở Pháp chia sẻ về phát biểu của UBND TP HCM: “Một ca nhiễm cần phải có hơn 12 bác sĩ và hộ lí. Nếu thành phố có 1000 ca thì hệ thống y tế sẽ sụp đổ. Giới hạn của chúng ta là 1000 ca”.

Điều này cho chúng ta thấy điều gì? Chính phủ biết rằng nếu họ không ra tay từ sớm, mạnh mẽ và quyết liệt, thì Việt Nam sẽ không có đủ nguồn lực, hệ thống y tế sẽ quá tải như những gì đang diễn ra tại Ý, Tây Ban Nha, Mỹ, Anh….. Lúc này thì chúng ta không thể làm gì được nữa và sẽ có rất nhiều thiệt hại về người và của.

Chính điều này dẫn tới một hệ quả là Việt Nam là một trong những nước đối phó với Covid-19 hiệu quả nhất trên thế giới. Với quy mô dân số hơn 90 triệu người thì cho tới ngày hôm nay chúng ta mới có 174 ca nhiễm và quan trọng nhất là chưa ghi nhận bất cứ trường hợp tử vong nào do Covid-19.

Tâm lý sống trong sợ hãi và thiếu thốn nguồn lực đã giúp chúng ta xử lý và kiểm soát tốt dịch bệnh lần này (cho đến thời điểm hiện tại). 90% thiết bị y tế của chúng ta đều phải nhập khẩu. Nghĩa là chúng ta hiện tại chỉ có thể sản xuất những thiết bị giúp PHÒNG bệnh (khẩu trang, áo bảo hộ, găng tay, xà phòng, nước rửa tay, ….)

Nhưng với những thiết bị phức tạp phục vụ việc CHỮA bệnh (máy thở, phòng áp lực âm, ….), nếu số lượng bệnh nhân tăng đột biến không kiểm soát thì khả năng phải nhập khẩu từ những nước khác là rất cao. Và nếu điều này xảy ra sẽ đẩy chúng ta từ thế chủ động thành bị động và phụ thuộc vào lòng tốt của những quốc gia khác để chống dịch.

Chính phủ biết rằng mỗi nước đi đều phải hết sức cẩn trọng vì chỉ cần đi sai một bước thôi sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chúng ta đóng cửa trường học, hạn chế tụ tập nơi đông người, đóng cửa hàng quán khi số ca nhiễm vẫn còn rất nhỏ so với nhiều quốc gia khác.

Chiến thắng cho đến thời điểm này là chiến thắng chung từ sự quyết tâm của chính quyền và sự hợp tác của người dân. Nó là chiến thắng của cộng đồng. Và chúng ta chỉ có thể tiếp tục chiến thắng nếu chúng ta tiếp tục đồng lòng cùng nhau. Hãy ở nhà và chỉ ra đường khi thật sự cần thiết. Hãy chung tay và hợp tác cùng chính quyền, làm những gì có thể để đất nước chúng ta nhanh chóng vượt qua đại này nhanh nhất có thể.

Mong rằng chúng ta sẽ đi qua đại dịch này mà không có thiệt hại về người.

Từ khu cách ly tập trung Trường Quân sự Quảng Ninh!

Chia sẻ của Alex Hưng

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...