Tôi có post bài “Sản phẩm hay thương hiệu?”
Nói rằng TRƯỚC KHI tung một sản phẩm mới ra thị trường, ta phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt thương hiệu, tức phải “xây dựng” thương hiệu cho nó trước, nếu không muốn bị thất bại.
Và chớ làm ngược là chăm chút cho sản phẩm thật tốt để đem ra thị trường bán, rồi sau đó mới bắt đầu làm thương hiệu.
Bài viết này giải thích thêm cho rõ hơn.
Kể cả sản phẩm mới tinh thì cũng phải có kiểu dáng, bao bì, đóng gói, màu sắc, logo, slogan, hình ảnh, catalogue, tờ rơi, POSM và các nội dung ghi trên đó, cùng với cách thức giới thiệu, truyền thông (trừ khi bạn kinh doanh sản phẩm không có thương hiệu).
Vậy ta sẽ chọn bao bì, màu sắc, logo, nội dung thể hiện, thông điệp truyền thông, slogan, khẩu hiệu… dựa trên cơ sở nào?
Tất cả những việc ban đầu này là một phần của cái gọi là “làm thương hiệu” và nó hết sức quan trọng vì sẽ quyết định con đường đi của sản phẩm mang tên thương hiệu đó trong lâu dài.
Và đương nhiên, nó phải được làm trước khi tung sản phẩm ra thị trường!
Làm thương hiệu không có nghĩa là phải quảng cáo rầm rộ, truyền thông vô tội vạ, mà phải đầu tư từng bước.
Tuy nhiên, chưa có định hướng hay chiến lược gì về thương hiệu mà cứ đưa sản phẩm ra bán thì rất dễ thất bại, và nếu có thành công cũng chỉ là may mắn mà thôi.
Chuyện nữa, sản phẩm không nhất thiết cứ phải thật tốt thì mới bán được. Các bạn thấy đấy, ở các khu chợ gần khu vực công nhân ở, các loại rau quả, thịt, cá, quần áo chất lượng thấp và rất thấp đều vẫn tiêu thụ được.
Đơn giản là vì nó phù hợp với nhu cầu và túi tiền của người thu nhập thấp.
Một cái ví bằng chất liệu kém giá 20.000 VNĐ, và một cái ví bằng da, giá 2 triệu đồng đều có người mua.
Vậy thì cái gọi là “chất lượng tốt” hoàn toàn vô nghĩa mà chỉ có “chất lượng phù hợp” (cho nhóm khách hàng muc tiêu) mới là quan trọng. Mà cái phù hợp đấy phải được quyết định bằng thứ gọi là “định vị thương hiệu”.
Phải có định vị rõ ràng thì bạn mới biết là sản phẩm nên như thế nào, tốt cỡ nào (chứ không phải cứ tốt chung chung).
Nói lo cho sản phẩm trước, rồi mới lo cho thương hiệu sau là một cách nói chưa ổn theo quan điểm của tôi.
Thương hiệu phải đi cùng, thậm chí đi trước sản phẩm, thì cơ may thành công mới cao. Tôi từng làm theo cách này ở vài tập đoàn lớn (lo cho thương hiệu hàng năm trời trước khi tung sản phẩm).
Và những thương hiệu đó bây giờ đang là những thương hiệu hàng đầu Việt Nam, không hẳn là vì chất lượng tuyệt hảo!
Chuẩn bị cho sản phẩm thật tốt, thật tuyệt hảo rồi mới làm thương hiệu khác nào bạn lo chọn trang phục thật đẹp, thật tốt trong khi chưa biết sẽ mặc nó đi đâu (dạ tiệc hay xuống ruộng), đi cùng ai (nghệ sĩ hay nông dân), để cho ai nhìn (quần chúng lao động hay các doanh nhân, doanh chủ)!
Chỉa sẻ của Long Nguyen Huu
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “18 Bài Học Cơ Bản Giúp Xây Dựng Thương Hiệu Một Cách Bài Bản Và Hiệu Quả Cho SME”
- Bài 1: Khởi Nghiệp Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 2: Câu Chuyện Về Thương Hiệu
- Bài 3: Tập Trung Vào Thương Hiệu Hay Trải Nghiệm?
- Bài 4: Hỏi Đáp Nhanh Về Thương Hiệu
- Bài 5: Thương Hiệu Khởi Nghiệp
- Bài 6: Đừng Tìm Nữa, Đây Mới Là Kênh Truyền Thông Tốt Nhất Của Thương Hiệu
- Bài 7: Thử “Giải Thiêng” Một Số Lầm Tưởng Về Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp
- Bài 8: Tính Nhất Quán Trong Thực Thi Chiến Lược Thương Hiệu
- Bài 9: Sở Hữu Một Thương Hiệu Hay Nhiều Thương Hiệu Là Tốt
- Bài 10: Thương Hiệu – Đừng Bỏ Nhiều Tiền Thuê Người Đào Hố Chôn Mình
- Bài 11: Xây Dựng Hình Ảnh Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- Bài 12: Giải Pháp Hiệu Quả Để Doanh Nghiệp Việt Tăng Doanh Số, Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 13: Tăng Tốc Bán Ra – Nâng Tầm Thương Hiệu
- Bài 14: Chọn Thương Hiệu Tổ Chức Hay Cá Nhân?
- Bài 15: Hành Trình Xây Dựng Thương Hiệu Bao Gồm Những Công Việc Gì
- Bài 16: Văn hoá phục vụ
- Bài 18: Xây dựng thương hiệu để bán hàng (Sales & Branding)