Quy Trình – Lá Bùa Hộ Mệnh Cho Lời Nguyền “Em Không Biết”

BÀI 14 TRONG SERIES “HỆ THỐNG QTNS: CÔNG CỤ vs CON NGƯỜI QUẢN TRỊ NHÂN SỰ”

Tôi đang nghĩ: Mình có nên viết cái gì đó để bắt theo “trend” (xu hướng) không? Không! Hôm nay tôi sẽ bỏ thời gian ra để viết về “Quy trình”…

Một ngày nào đó, chúng ta cảm giác rằng công ty chúng ta dính phải lời nguyền. Hãy nghe một vài lời nguyền cho tổ chức: “Em không biết là mình đã đứng vào chỗ nhạy cảm”, “Em không biết, đấy không phải việc của em”, “Em không biết, việc này bên kia xử lý chứ”…

Vậy là không ổn rồi, chúng ta phải đi tìm thầy trừ tà. Sau một hồi làm phép, thầy phán “lời nguyền này không tiêu được chỉ có thể đeo và làm theo những gì viết trên bùa để hóa giải”. Quả thật hiệu nghiệm ghê, có bùa cái là mọi thứ tự nhiên êm đẹp. Mọi người có tò mò trên tấm bùa viết gì? Hãy đọc tiếp!

Hôm qua, trong một quán café bờ hồ, tôi lại có một cuộc gặp với 1 anh CEO. Công ty anh là công ty về CNTT mới, được 6 năm tuổi. Anh tâm sự rằng năm 2020 sẽ đẩy doanh số lên gấp 3 lần. Việc này hoàn toàn khả thi về mặt kinh doanh và thị trường.

Tôi quả là tò mò muốn biết chiến lược về Nhân sự thế nào? Anh tiếp tục chia sẻ cách giải của anh: Không tuyển dụng thêm chỉ tuyển dụng thay thế để nâng cao chất lượng đội ngũ. Cùng với đó là tăng lương cho đội ngũ nhân sự hiện tại.

Quy trình hóa, giảm thiểu các công việc thừa, từ chối khéo léo các yêu cầu của khách ngoài quy trình. Không có quy trình công ty vẫn hoạt động ngon cho đến khi CEO nhìn lại …

Quy trình và đưa ra 1 số lời khuyên như: “Nếu anh chị em có công ty đang ở trong tình trạng chưa có quy trình mà số năm tồn tại đã lớn hơn 3 năm với hơn 20 người thì hay bắt đầu xây quy trình”. Chúng ta nghe theo rồi tiến hành dự án nho nhỏ: Xây dựng quy trình cho công ty.

Lúc này, chúng ta tiến vào một thứ rắc rối khác: xây dựng quy trình như thế nào? Viết quy trình rồi mới thấy có 2 loại quy trình và giải quyết 2 bài toán về Quản trị nhân sự

  • Quy trình mang tính chất hướng dẫn công việc (standard operating procedure – SOP) – giải quyết bài toán em không biết làm!
  • Quy trình mang tính chất phối hợp công việc, thông tin nhiều người, nhiều bộ phận (Blueprint) – giải quyết bài toán phối hợp: việc này là của anh kia không phải của em!

Chúng ta nên làm thế nào đó để 2 loại này hợp vào làm 1. Tuy nhiên việc gộp quả không dễ. Với việc viết Quy trình để hướng dẫn thì chúng ta cần nhớ đến 5W1H:

  • Ai (Who)
  • Làm cái gì (What)
  • Ở đâu (Where)
  • Khi nào (When)
  • Làm như thế nào (How)
  • Tiêu chuẩn ra sao (What is the standard)

Còn với viết Quy trình để phối hợp công việc, chúng ta lưu ý đến SIPOC:

  • Process: các bước xử lý chính
  • Input: thông tin đầu vào cần có cho từng bước
  • Supplier: ai cung cấp thông tin đầu vào
  • Output: kết quả đầu ra của bước xử lý.
  • Customer: ai tiếp nhận kết quả xử lý đầu ra.

Thường khi viết Quy trình chúng ta hay giao 1 ai đó biên soạn, người khác góp ý, phê duyệt. Điều này không nên vì quá trình biên soạn là quá trình chia sẻ thông tin, kiến thức lẫn nhau, giá trị nằm ở chỗ tương tác, trao đổi, phản biện, gắn kết mọi người.

Mặc dù 1 người làm, những người khác góp ý và trưởng phòng phê duyệt thì sẽ nhanh nhưng nó dẫn tới điều không tốt: làm 1 đằng quy trình 1 nẻo, trở thành thủ tục “hành là chính” không đáng có trong tổ chức và là nỗi ám ảnh “giấy tờ” cho mọi người.

Rồi khi viết quy trình chúng ta cũng hay dính lỗi là quá chi tiết hoặc ngược lại: Quá tổng quát. Chúng ta cần viết sao để cho nhân viên đọc MTCV và Quy trình là hiểu ngay công việc, biết cách phối hợp với nhau.

Đâu đó, chúng ta sẽ thấy rằng trong một quy trình sẽ có:

  • Mục đích.
  • Phạm vi áp dụng.
  • Định nghĩa, tài liệu tham khảo
  • Số bước công việc.
  • Các điểm kiểm soát.
  • Người thực hiện.
  • Tài liệu và hồ sơ phải tuân theo.
  • Phương pháp kiểm soát các bước công việc.
  • Các điểm cần kiểm tra thử nghiệm.
  • Mô tả, diễn giải các bước công việc, biểu mẫu kèm theo.

Muoi gạch đầu dòng ở trên có lẽ là quá nhiều, một số nơi chỉ có 4 bao gồm: 1;2;3;10. Ở gạch số 10, chúng ta nhớ quay trở lại lên trên: Làm thế nào để có thể trộn (mix) 2 loại quy trình vào làm một (quy trình để hướng dẫn và quy trình để phối hợp). Anh chị em có thấy xây dựng quy trình dễ dàng không? Hi vọng sau bài này nó sẽ dễ hơn đôi chút.

Trở lại với tấm bùa của thầy. Mở tấm bùa ra, chúng ta sẽ thấy mấy dòng nguệch ngoạc như thư pháp:

  • Hãy xây dựng quy trình
  • Nhớ liên tục đào tạo quy trình (nhất là cho những người mới)

Chia sẻ của Nguyễn Hùng Cường

Đọc thêm các bài viết trong series “HỆ THỐNG QTNS: CÔNG CỤ vs CON NGƯỜI QUẢN TRỊ NHÂN SỰ”:

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...