Mục lục
Nhiều nhà tiếp thị đã quen với việc tạo các thông điệp thống nhất và lan truyền chúng rộng rãi để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng sử dụng một cách tiếp cận tinh tế hơn: Nó giúp bạn sắp xếp các mối liên hệ của mình thành các nhóm nhỏ để bạn có thể tập trung và cung cấp cho họ những gì họ thực sự muốn
Phân khúc khách hàng là gì?
Là một tổ chức, hay một nhóm người mà doanh nghiệp bạn sẽ phục vụ rồi sau đó đưa các nhóm này vào 1 nhóm lớn hơn có chung đặc điểm như nhân khẩu học, hành vi, sở thích, nhu cầu, … và có thêm 1 cái nữa mà mình cũng mới biết là: Job – to – be – done (việc gì khách hàng đang cố gắng hoàn thành)
Khái niệm về jobs to-be-done
We (Customer) hire product to do things for us – Clayton Christensen, Havard Professor
Trong một buổi nói chuyện, giáo sư Clayton đã giải thích về điều này đại ý như sau. Khách hàng mua Milkshakes (Sữa lắc) để giúp họ thực hiện một việc đó là giết thời gian trong suốt quãng đường đến văn phòng dài và buồn chán chứ không hẳn là vì muốn dùng sản phẩm.
Qua đoạn được trích dẫn trên thì chắc các bạn cũng phần nào hiểu được hơn về Job – to – be – done rồi đúng không? Để đơn giản hơn thì mình cũng có thể là 1 vấn đề, mong muốn nào đó mà khách hàng muốn giải quyết, thỏa mãn thông qua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó thực hiện được giúp mình. Trong bài viết của tác giả có một đoạn mà mình nghĩ mình cần lưu tâm: “đừng nên phân chia khách hàng theo hướng họ là ai mà nên cố gắng phân chia phân khúc khách hàng theo công việc mà khác hàng muốn làm”
Thường có 3 việc mà các khách hàng thường muốn làm
- Chức năng: hoàn thành công việc nào đó hoặc giải quyết 1 vấn đề của khách hàng
- Social: mô tả cách khách hàng mong muốn được mọi người nhìn nhận về mình
- Cảm xúc: Mô tả các cảm xúc mà khách hàng muốn nhận
Bài viết của tác giả còn 1 đoạn nữa và sẽ có thêm các ví dụ để bạn dễ hiểu hơn nhưng chắc mình sẽ dừng lại tại đây nhé. À nếu bạn có thêm được bài học nào, hoặc bạn có kinh nghiệm gì mà có thể share được thì đừng ngần ngại nhé. Cảm ơn các bạn
Nguyễn Thành Trung