Khoa học quản trị hiện đại, các nhà quản trị nhân sự thường có câu kinh điển “nhân sự là tài sản vô giá của doanh nghiệp”. Cũng dễ hiểu thôi, vì có con người thì mọi việc mới được thực hiện, có con người thì mục tiêu mới được hoàn thành…
Cho nên các chương trình đào tạo, hoạt động chia sẻ, các đầu sách… nói nhiều về vấn đề làm thế nào để phát triển cái tài sản vô giá đó của doanh nghiệp.
Thế nhưng có một thực trạng tại nhiều doanh nghiệp, có lực lượng lao động không gia tăng thêm mà thậm chí còn làm giảm đi giá trị của công việc, nó biểu hiện thông qua những hình hài như là:
- Chưa có thái độ tốt trong công việc, có tư tưởng vụ lợi cá nhân cao, chỉ biết mình không biết đến tập thể đến công ty. Luôn có suy nghĩ đang bị người chủ bóc lột sức lao động thậm tệ nên làm việc mang tính chất tạm thời.
- Chưa tận tâm trong công việc, chỉ xem công việc là trách nhiệm, chưa có ý thức tự giác trong hành động, thường bằng mọi cách để vượt qua mặt quản lý hay người chủ doanh nghiệp như người xưa dạy “vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm”.
- Kiến thức dành cho công việc chưa đủ, hời hợt, thường mang tính giáo điều đôi khi không phù hợp với thực tiễn. Không chịu khó tái đào tạo, mở lòng học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm để giúp nâng cao hiệu quả công việc. Tự cho mình là người nhiều kinh nghiệm hay nhiều bằng cấp, là hơn người khác, đó là hình ảnh chiếc cốc đầy không dung nạp thêm những điều mới mẻ giúp ích cho việc gia tăng giá trị cho công việc.
- “Nói thì hay nhưng làm thì dở”, hay khoa trương với những cái sở trường nói quá so với thực tế. Tính lười biếng, muốn làm ít hưởng được nhiều, muốn nhận mà không có cho, muốn “ngồi mát mà ăn bát vàng”. Không chịu khó học cách làm việc thông minh của những người thành công trong công việc, của những nhà đầu tư chuyên nghiệp nhưng lại học cái thói đua đòi, tiếp thu những lời đường ngọt làm giàu nhanh chóng, đốt cháy giai đoạn thì rất nhanh.
Đối tượng người lao động như trên có nhiều tại Việt Nam không? Có phải là rất nhiều?
Và nhân sự như trên chẳng là “tài sản” mà phải gọi là “tiêu sản” của chủ doanh nghiệp mới đúng.
Điều trăn trở ở bài này là nguyên nhân nào đã tạo ra một lực lượng lớn lao động như vậy? Chẳng phải như truyền thống người Việt được ghi trong sử sách “thông minh, cần cù, siêng năng, chịu khó”.
Và tóm lại, nhân sự của doanh nghiệp là tài sản hay tiêu sản là ở tài năng của người doanh chủ, là kết quả của một hệ thống vận hành đó!
Chia sẻ của Cao Trung Hiếu