Mục lục
Khi bắt đầu kinh doanh, chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu về mô hình kinh doanh, chiến lược và phát họa nên khách hàng của doanh nghiệp… Nhưng có một điều mà chúng ta hay bỏ qua là phát họa lên chân dung người cộng sự sẽ đi cùng mình để đạt được những điều trên.
Vì là một doanh nghiệp nhỏ và không nhiều vốn ban đầu nên việc tìm gặp được một người cộng sự phù hợp về mặt chuyên môn và kỹ năng là vô cùng khó. Vậy nếu có tài chính thì ta có tìm được người nhân sự đó không?
Theo tôi, tuỳ thuộc vào việc bạn hình dung như thế nào về người nhân sự mình cần. Vậy nếu bạn chưa có cách để hình dung ra thì, sau đây tôi xin chia sẻ một vài điều để chúng ta cùng nhau tìm được người cộng sự của mình
Ví dụ: Bạn đang cần tìm người giúp bạn quản lý những việc liên quan đến kỹ thuật thay bạn để bạn yên tâm đi làm vấn đề khác.
Người cộng sự nên giỏi hay dở hơn bạn về mặt chuyên môn?
Nhưng bạn không nhận ra vấn đề này mà lại đi tìm người dở hơn mình, thì đôi khi bạn phải rước thêm việc vào bản thân mình là phải giải quyết vấn đề của người cộng sự đó. Hoặc đơn giản bạn sợ người giỏi quá sẽ lấn lướt bận nên cố tìm người dở hơn
Người cộng sự sẽ có tính cách như thế nào?
Ví dụ: Bạn là một người nóng tính thì phải tìm một nhân sự mềm dẻo hơn một xíu, để lỡ bạn có quá nóng tính khi gặp việc gì đó thì có giữ bạn lại bình tĩnh trước khi hành động.
Người cộng sự nên có chuyên môn giống bạn hay phải làm một chuyên môn khác mà bạn đang còn thiếu?
Ví dụ: Công ty bạn chuyên về làm phần mềm nên bạn tìm hẳn người cộng sự chỉ biết về kỹ thuật thì về bản chất có thể giúp nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nhanh hơn. Nhưng khi gặp vấn đề khác ví dụ như tài chính thì ai sẽ giúp công ty giải quyết thì tất nhiên đó phải là một người có chuyên môn tài chính.
Người cộng sự sẽ có phong cách làm việc như thế nào?
Ví dụ: Bạn là một người luôn hướng đến sự hiệu quả công việc để làm hài lòng khách hàng, nhưng người cộng sự của bạn là người muốn làm thật nhanh để giao cho khách hàng và không quan tâm nhiều về hiệu quả thì nếu làm lâu ngày sẽ có mâu thuẫn xảy ra mà khó cứu lại kịp.
Người cộng sự của bạn có sở thích như thế nào?
Nghe có vẻ chưa liên quan gì đến công việc làm nhưng sẽ rất hữu ích để chia sẻ niềm vui.
Ví dụ: Bạn là người thích đá banh nhưng bạn người cộng sự của bạn lại thích bơi lội. Vậy nếu hai người cùng nhau chơi một môn thể thao nào đó thì có thể chia sẻ thêm với nhau vấn đề ngoài công việc để giúp mối quan hệ của bạn với cộng sự tốt hơn và hiểu nhau hơn. Khi phối hợp nhau trong công việc sẽ hiệu quả hơn.
Theo tôi, tuy có thể những điều không phải là tất cả những tiêu chí giúp chúng ta tìm thấy được 100% người chúng ta cần. Nhưng ít nhất cũng là phù hợp của công ty chúng ta cho giai đoạn ban đầu.
Bài viết này chỉ dựa trên quan điểm cá nhân và tôi tin sẽ còn nhiều tiêu chí nữa để chọn người đồng hành. Vậy mong nhận được thêm nữa những chia sẻ từ anh chị, để cùng nhau ngày càng tốt hơn nha.
Chia sẻ của Nguyễn Trần Vĩnh Nhật