Lần đầu tiên Tui nghe câu này của một người Thầy mà Tui yêu quý. NGHỀ DOANH NHÂN là nghề chuyên đi kinh doanh. Hễ cái gì có tiền, mang đến sự thịnh vượng, giàu có và hành phúc là CHƠI.
Chỉ cần sản phẩm hay dịch vụ đó được bàn thảo và lên phương án hợp lý và có tỷ suất thành công ước tính ngon là triển.
Không nhất thiết phải suốt cuộc đời cứ mãi tập trung vào một sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà mình đã quen làm từ xưa đến giờ. Các bạn đừng nghe hai từ DOANH NHÂN mà thấy nó “ghê ghê” kiểu cao siêu quá.
Doanh Nhân cũng không cần phải “hoành tá tràng” là tối ngày chơi nguyên bộ đồ Suit xách cặp táp vào quán cafe nói chuyện tiền tỷ xong ra xin thiếu đâu. Chỉ cần bạn có đầu óc kinh doanh, thì mặc quần tà lỏn bàn chuyện bất động sản vài chục tỷ ở Sài Gòn này ta nói nó đầy he.
Ok, tiếp vấn đề chính đây.
Câu nói của Ông Thầy về NGHỀ DOANH NHÂN… Nó phá vỡ suy nghĩ trong Tui là phải TRUNG THÀNH VỚI NHỮNG GÌ MÌNH BÁN.
Như xưa Ông Bà ta có câu ” Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” hay ” Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Nghĩa là làm nghề nào nó thuần thục một nghề đó thì con đường thành công sẽ dễ đến hơn là làm nhiều nghề. Và rất nhiều người đã chứng minh câu nói của Ông Bà ta quá đúng trong rất nhiều lĩnh vực rồi nên Tui cũng không cần nhắc đến.
Nhưng nói vậy chả lẽ câu nói của Ông Bà ta lại NGHỊCH với câu ” NGHỀ DOANH NHÂN”, một nghề có thể phải đối diện với rất nhiều thay đổi qua nhiều giai đoạn hay sao?
Nhưng cứ ngẫm lại thì…
Trong nghịch lý nó lại hợp lý nhỉ. Nghề Doanh Nhân là nghề hay thay đổi.
Hôm nay Bạn có thể Kinh doanh cafe, nhưng nếu thất bại bạn lại có thể chuyển qua kd thời trang, không thích lại bước qua lĩnh vực đầu tư nhà đất hoặc một thứ gì đó mà bạn nghĩ nó sẽ đem lại thành công và tiền bạc cho mình đúng không.
Ở đây chưa bàn đến yếu tố THÀNH CÔNG ở các lĩnh vực bạn chọn nhé.
Và người Doanh Nhân đương nhiên phải hội đủ những yếu tố cấu thành nên CÔNG VIỆC LÀM DOANH NHÂN như…
- Nhạy Bén
- Giỏi Chịu Áp Lực
- Có Óc Quan Sát Và Đúc Kết
- Am Hiểu Nhiều Lĩnh Vực
- Quản Trị Nhân Sự, Có Mắt Nhìn Người
- Kiến Thức Kinh Doanh Đầy Trong Não
- Quản Trị Doanh Nghiệp, Quản Trị Rủi Ro.
- Và Phải Luôn Có Tinh Thân Thép Vì Không Biết Ngày Mai Thành Công Hay Thất Bại Sẽ Đến…
Nói chung rất nhiều thứ để một người KINH DOANH THỰC THỤ phải am hiểu và suy nghĩ để có thể “SỐNG VỚI NGHỀ” được . Nó tách biệt bạn ra khỏi những con người được gọi là CHUYÊN GIA ở một ngành đặc thù nào đó như lái xe, thợ hồ, kỹ sư, nhân viên văn phòng…nào đấy ngoài kia.
Nên nếu bạn chọn NGHỀ DOANH NHÂN, bạn phải thành thục tất cả những việc ở trên mới mong có thể thành công ở một sản phẩm hay dịch vụ mà bạn chọn để kinh doanh bất kể đó là ngành nghề nào.
Vậy, cái câu “NGHỀ DOANH NHÂN” tưởng như nó nghịch với câu ” NHẤT NGHỆ TINH NHẤT THÂN VINH”.
Hóa ra lại quá đúng hay sao…
Nếu bạn Kinh doanh, bạn thuần thục việc quan sát, chọn sản phẩm, quản trị các thứ từ nhân sự, rủi ro cho đến dòng tiền….Bạn ham học hỏi, đọc sách, tư duy…như một DOANH NHÂN THỰC THỤ.
Có thể vài lần bạn chọn sai, hoặc có thể vài chục lần bạn sai ( không tin cứ hỏi mấy bác Doanh Nhân thành đạt đi, xem họ thất bại bao nhiêu lần rồi họ mới được như ngày hôm nay)…
Nếu bạn “yêu nghề” và tiếp tục học hỏi, trao dồi, thử nghiệm dựa trên những kiến thức, những kinh nghiệm của mình hoặc học từ người khác. Một ngày đẹp trời nào đó, THÀNH CÔNG sẽ không trốn tránh bạn nữa.
Và bạn bắt đầu đem THÀNH CÔNG đó đi nhân bản lên nhiều lần. Bạn trở thành người DOANH NHÂN THÀNH ĐẠT.
Lúc đó thì chả ai còn nhớ những lần THẤT BẠI của bạn trong quá khứ nữa đâu. Đó là NIỀM TIN
Một thứ khái niệm mơ hồ nhưng BẮT BUỘC một người nào bước ra KINH DOANH PHẢI CÓ thì mới mong THÀNH CÔNG.
Nếu bạn không chịu nổi nhiệt và nổi đau qua những lần thất bại. Thì bạn có thể bỏ NGHỀ DOANH NHÂN này và chọn cho mình một nghề nào đó thích hợp hơn như lái xe, bồi bàn, thợ sửa ống nước…chẳng hạn.
Vì dù gì, bạn thấy thích hợp nghề nào thì bạn làm nghề đó.
Cũng như “một ai đó đã nói”….
“Nếu ai cũng giàu thì ai sẽ nghèo, nếu ai cũng là Doanh Nhân Thành Đạt là những công việc như kế toán, thư ký, lái xe…ai sẽ làm đây.”
Không cần phân định đúng sai. Vì mỗi người có một cuộc sống khác, một tư duy khác.
Chia sẻ bởi Lê Trí