Mùa Cô Vy, Ai Sẽ Là Người Ra Đi?

Đến giờ phút này khỏi nói và khó có thể nói hết được hậu quả của sự tàn phá tan tành cả thế giới này của đại dịch Covid-19. Nói 1 cách ngỡ ngàng thì Cô Vy đang định hình lại cả thế giới này, về các mặt Kinh tế, Sức khoẻ & cả Văn hoá. Ở tầm vĩ mô là các quốc gia, tầm vi mô là các doanh nghiệp luôn phải đau đầu giữa 2 lựa chọn: Kinh tế hay Sức khoẻ (an toàn tính mạng).

Phải nói rằng tại thời điểm này doanh nghiệp nào làm ăn vẫn có lãi chắc chắn là do ăn may và… ăn may thôi, chứ không phải thông minh từ trước hay thuyết âm mưu cái mẹ gì cả. Ngành Games có vẻ kiếm nhất, sau đó đến Netflix, các công ty giải pháp từ xa như Zoom, rồi mới đến y dược, thực phẩm và bét nhất là các doanh nghiệp bán hàng online. Còn lại là toang. Những ngành nghề giàu lên từ các hoạt động Xã hội hay Cộng đồng như Du lịch, hàng không, khách sạn… thì toang đầu bảng luôn.

Bản chất của kinh tế học vô cùng đơn giản: Tổng thu = tổng chi, có doanh thu thì có chi phí, chi phí của người này là doanh thu của người khác, xã hội hoạt động liên tục thông thương không ngừng nghỉ & sinh ra dòng tiền. Ở đây ta sẽ bàn đến 3 yếu tố: Dòng tiền, Doanh thu & Chi phí và từ đó sẽ đi đến kết luận là sa thải nhân viên, thì sa thải những ai?

  • Doanh thu: Từ khách hàng, từ nhu cầu của khách hàng, đơn vị tạm tính là tháng. Giờ Covid nên khách co cụm lại với những nhu cầu tối thiểu (tồn tại) và đéo chi tiêu gì hết, cộng với lệnh cấm tụ tập (tuỳ cấp độ) nên doanh thu giảm dần về 0, doanh nghiệp toang. Chưa kể chính khách hàng của các doanh nghiệp cũng có doanh thu hoặc thu nhập giảm đi.
  • Dòng tiền: Từ giao dịch đều đặn và có quy luật của mỗi ngành, với thị phần, kinh nghiệm và sức mua rõ ràng, nên ta doanh thu đó tạm coi là dòng tiền. Doanh thu tiệm cận dần về 0 thì doanh nghệp đó mất dần và mất hẳn dòng tiền.
  • Chi phí: Tiền để vận hành tạm coi là chi phí (không gọi là đầu tư nữa) với các loại biến phí & định phí, trong đó chi phí lương cho con người sẽ là rất lớn & thường tỷ lệ thuận với quy mô. Khi doanh thu cao, lợi nhuận tốt, dòng tiền ổn thì số tiền trả lương & thưởng cho nhân viên là thoải mái.

Nhắc lại là: Chi Phí sẽ được trả bằng Lợi nhuận đến từ Doanh thu, Dòng tiền (trừ các bên đốt tiền của Quỹ).

Nhưng khi doanh thu dần = 0 và mất hẳn dòng tiền thì đừng nói thưởng, mà đến lương cứng các Doanh nghiệp cũng không thể trả được, vì đơn giản là đã mất hẳn dòng tiền. Không có DOANH THU mà vẫn trả CHI PHÍ thì đây là 1 sự VÔ LÝ.

Sự vô lý thứ 2 nữa là Lương được trả cho Công việc, tức Vai trò & chức năng của nhân viên. Nếu bây giờ mà doanh thu = 0, và nhân viên KHÔNG CÓ GÌ ĐỂ làm thì chắc chắn không thể nhận lương, nếu mà ngược lại Không Làm mà vẫn Có Lương thì đây là sự VÔ LÝ SỐ 2.

Kinh tế học chỉ hết sức đơn giản vậy thôi.

Nhưng tâm lý học & tâm lý học hành vi thì không như vậy. Hãy xem xét 8 yếu tố sau:

  • Các nhân viên đã gắn bó lâu năm, không đơn giản để sa thải.
  • Quỹ dự phòng khẩn cấp (nếu có chiến lược này) có thể được kích hoạt
  • Có thể giảm các chi phí hết mức bằng cách cắt giảm mọi thứ, đặc biệt là chi phí thuê văn phòng. Định phí này rất lớn nếu quy mô lớn.
  • Có thể cứu vãn = cách cho làm việc Online, làm việc từ xa không? Biết đâu có hướng đi mới tinh giản & hiệu quả sau khủng hoảng
  • Còn cách nào để tăng doanh thu, cứu vãn dòng tiền không? Có mô hình nào hay sản phẩm/ dịch vụ nào mới không (đa phần là Online)? Hãy sáng tạo hết mức đi.
  • Có thể cho nhân viên nghỉ ở nhà nhưng vẫn có lương hỗ trợ thất nghiệp không? Sau khủng hoảng lại đi làm.
  • Thậm chí các nhân viên sẽ tình nguyện xin nghỉ hoặc giảm lương, hoặc đi làm không lương để cùng chia sẻ khó khăn cho Doanh nghiệp.
  • Cuối cùng, có những ai đáng bị Sa thải mà trước đây còn lừng khừng, cả nể, hay do… còn nhiều tiền nên không dám sa thải liệu bây giờ khi dầu sôi lửa bỏng đã thấy dễ dàng lên danh sách rồi Sa thải chưa? Dễ không?

Đại dịch này cũng sẽ phơi bày 1 nghịch lý: Nhân viên còn sướng hơn lãnh đạo và toang ít hơn lãnh đạo. Và lãnh đạo nào tử tế, thông minh, có tâm, hay là may mắn thôi cũng lòi ra hết, ngược lại CEO, chủ tịch nào đểu, chém gió hay sống ảo cũng sẽ được vạch trần.

Bây giờ bàn đến điều 8, Sa Thải

Có 1 định lý trong doanh nghiệp rất tuyệt vời từ Jims Colins:

“Con người không phải là tài sản của doanh nghiệp, mà Người Phù Hợp mới là tài sản của doanh nghiệp”

Người phù hợp – 1 từ không thể đắt giá hơn.

Cho nên con người không phải là tài sản của doanh nghiệp nên có thể bye bye trong tình huống buộc phải cắt giảm. Còn Người Phù Hợp ư? Không thể sa thải, không thể cắt giảm.

Tôi hay chia nhân viên thành 5 nhóm người, vì tôi thần tượng Boston:

  • Nhân viên Sao: vừa có tài, vừa trung thành, thái độ lại tốt.
  • Nhân viên Bò Sữa: Có tài nhưng hơi trung thành, hoặc Trung thành nhưng hơi có tài (đã hiểu vì sao chỉ có Tài thôi là không thể về nhất/ nhóm Nhất chưa?)
  • Nhân viên Chó mực: Tài? trung thành? Thái độ? No. Nhân viên chó mực là NGƯỜI THỪA, đơn giản là người thừa thôi.
  • Ngoài ra có nhân viên Chó Lai Bò
  • Và cả Bò Lai Sao nữa

Vậy anh chị em cho hỏi: Trong khủng hoảng khi doanh thu tiệm cận = 0 và mất hẳn dòng tiền thì chúng ta phải cắt giảm đội nào? Ai sẽ là người ra đi?

Quá dễ trả lời đúng không: Đội Chó Mực phải ra đi khẩn trương, tiếp theo là đội Chó lai Bò. Cắt giảm ngay và luôn 2 đội này (nếu có).

Ba đội ở lại đi tiếp là Đội Sao, Đội Sao lai Bò và Đội Bò Sữa. Các kế hoạch xây dựng đi tiếp cũng được bàn bac và triển khai dựa trên 3 đội này (riêng đội Sao thì thân với CEO, chủ tịch như môi với răng, cứt với đít, không thể tách rời và không sa thải trong mọi tình huống).

Cái dại dột nhất của Doanh nghiệp là quan liêu, lãng phí & cả nể, ngay từ khâu tuyển dụng, HR. Nếu 1 Doanh nghiệp thực sự hiệu quả, không chọn các Chó mực làm việc thì đến mùa đại dịch cũng chả phải sa thải ai, hoặc có thì rất ít. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là thế!

Thế còn 3 đội này, thì doanh nghiệp sẽ vận hành tiếp thế nào?

Vẫn phải nhắc lại là điều này tuỳ vào đặc điểm ngành nghề của Doanh nghiệp: nếu rơi phải hàng không, du lịch hay khách sạn (những ngành khồn thể “ship online” được, lại đứng quá gần nhau) thì cũng bó tay. Cần “ngủ đông” thôi, rồi chính phủ sẽ hỗ trợ, nước nào cũng hỗ trợ hết.

Tiếp theo là tuỳ vào độ quyết liệt của lãnh đạo và đồng lòng của nhân viên ( anh Đinh Minh cho triển khai cực kỳ sớm các món ăn ship tận nhà tất cả các món dê, hải sản kể cả tôm hùm, hay các món Nhật của Dê Song Dương & 2 hệ thống nhà hàng cao cấp Thế giới Hải Sản & Hatoyama).

Và ban nhạc có hát, không khán giả, qua… Livestream và có thu phí, chỉ dành cho ai đóng phí. Và sự sáng tạo của Sếp & nhân viên để tìm mọi cách có nguồn thu mới. Mọi cách thức, hoạt động để đưa từ Offline lên Online.

Và tuyệt vời nhất là để công ty hoạt động với 3 đội trên, không gì bằng doanh nghiệp Kích hoạt gói cứu trợ khẩn cấp, giống như chính phủ vậy. “Chính phủ cũng có quỹ dự phòng thì ko có lý do gì các bạn không xây cho mình quỹ dự phòng” Tôi hay gọi Quỹ này là PIN SẠC DỰ PHÒNG, phòng khi máy sập nguồn mà nhà lại còn mất điện.

Quỹ phòng chống rủi ro là F, cũng gọi là Quỹ thoát nghèo.

F = F1 + F2

  • Với F1 = 9- 12 tháng Chi Phí gia đình (nếu làm thuê thì 9, làm chủ thì 12). Có F1 là thoát nghèo bậc 1.
  • F2: 3-6 tháng Chi Phí doanh nghiệp ( lớn x3 nhỏ x6). Có F2 là thoát nghèo bậc 2.

Ví dụ chi phí 1 tỷ thì dự phòng 3 tỷ, nhưng chi phí 60tr thì phải dự phòng 360tr.

Đủ cả F = F1 + F2 thì chính thức THOÁT NGHÈO, bắt đầu đi LÀM GIÀU. F nên gửi sổ tiết kiệm, hoặc mua vàng, ngoại tệ…

Rất tiếc là 95% các Doanh nghiệp đều chưa thoát nghèo mà đã đòi đi làm giàu, cho nên khủng hoảng cái thôi là cực kỳ dễ toang, chỉ sau 1,2 nốt nhạc (1,2 tháng) không đến nổi 3 nốt nhạc.

Ví dụ: 1 anh CEO nào đó có chi phí gia đình hàng tháng là 60tr (tất tật), chi phí công ty là 150tr; vậy anh chàng này cần bao xiền để Thoát nghèo?

F1 = 60 x 12 = 720tr, cả năm gia đình không lo chết đói dù ko có 1 xu thu nhập nào.

F2 = 150 x 4 = 600tr, 4 tháng khủng hoảng  doanh thu = 0 không phải lo, nếu xiết chi phí sẽ đươc 5,6 tháng. Bạn có thể x 5 nhưng đừng x3 hay x6 do 150tr không quá lớn cũng không quá nhỏ).

Vậy Pin sạc dự phòng = 720 + 600 = 1,32 tỷ. Và số tiền này phải ở yên, ở lỳ trong ngân hàng không được chạm vào, hoặc mua vàng, ngoại tệ ok. Nó chỉ được “kích hoạt” khi có khủng hoảng. Rất tiếc là các con giời CEO không đủ kiên nhẫn để build nó. Họ thường lấy ngay 1,32 tỷ này để đi “Làm Giàu” hoặc “Làm Màu” (tiêu xài). Chưa Thoát Nghèo đã đi Làm Giàu là như vậy.

Chia sẻ của Linh Mạnh Nguyễn

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...