Luật nhân quả nói rằng gieo gì gặt nấy, ai gieo người đó gặt. Mình giả sử 10 quả táo là tất cả CÁI QUẢ mà ta phải chịu cho những việc làm tốt, xấu của ta.
Chắc chắn là ta PHẢI ăn hết 10 quả đó.
Như vậy ta sẽ có 2 loại táo khác nhau
- Táo tốt: thơm ngon, bổ dưỡng.
- Táo xấu: thúi quắc, bốc mùi, dơ dấy, bẩn thỉu, kinh tởm.
Mình cho rằng sẽ có 3 trường hợp phổ biến:
- Ta thấy người ta làm việc ác nhưng vẫn giàu thì ta phải hiểu rằng họ đang ăn 2 quả táo tốt còn 8 quả táo xấu đang CHỜ họ tận hưởng.
- Ta thấy nhiều người làm việc thiện nhưng gặp nhiều việc nghịch cảnh thì ta phải hiểu họ đang ăn 2 quả táo xấu còn 8 quả táo tốt đang CHỜ họ thưởng thức.
- CÒN những người luôn làm việc thiện, lành thì auto được ăn TRỌN 10 quả táo tốt rồi. ( Nhờ những việc làm TU NHÂN tích đức hằng ngày)
Bản chất của câu niệm phật
Niệm “nam mô A di đà phật” để NHỚ rằng mình có phật tâm, phật tánh, bản tính mình là tốt để hướng đến những điều LÀNH, hạn chế ác. Tương tự như lời ba mẹ nhắc nhở ta vậy: “con là người tốt NHỚ làm việc thiện, lành nghe con”.
Có ai nghe người ta niệm hoài mà không biết để làm gì không?
Nhiều người ẢO TƯỞNG rằng niệm để được về ” tây phương cực lạc” nơi có phật A Di Đà cai quản. Giống như ta đang ở Việt Nam suốt ngày niệm “Donal Trump, Donal Trump, Donal Trump” để được ông ấy dắt qua Mỹ vậy. Làm gì có chuyện đó?
PHẬT KHÔNG CÓ DIỆT KHỔ CHO TA
“Ta CHỈ cho con đường còn các con hãy TỰ thắp đuốc mà đi”
“Tin ta thì phải hiểu ta. Tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”
Ta có thể thấy rõ rằng Đức Phật không bảo ta phải tin theo các lời dạy của Đức Phật một cách mù quáng như một điều huyền bí, tâm linh nào đó đâu.
Điều này được thể hiện rất rõ trong con đường giải khổ thứ nhất: CHÁNH KIẾN.
Chánh kiến: Đừng tin vào bất cứ điều gì cho dù điều đó có được viết trong kinh sách hay do một bậc giác ngộ nào đó nói ra CHO ĐẾN KHI con thực chứng, kiểm nghiệm thực tế thấy đúng và có ích thì hãy tin.
Các tượng phật KHÔNG PHẢI là phật mà là các HÌNH TƯỚNG được dựng lên để nhắc nhở rằng hãy NHỚ và ỨNG DỤNG lời phật dạy vào đời sống để THOÁT khổ.
Thứ quý giá nhất của nhà phật là các triết lý mà Đức Phật đã để lại. Mục đích của đạo phật là CHỈ ra con đường thoát khổ CÒN có đi trên con đường đó hay không là QUYỀN LỰA CHỌN của mỗi người. Nghĩa là muốn đi thì TỰ mình đi không ai đi giúp mình đâu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về đạo phật hãy lên youtube tìm “tứ diệu đế” và “bát chánh đạo”. Mình đề xuất các bạn nên xem video của thầy Ngô Minh Tuấn vì thầy đã ứng dụng được đạo phật vào cuộc sống, kinh doanh, giảng dạy. Do đó các chia sẻ của thầy rất dễ hiểu.
TU không nhất thiết phải đến chùa vì bản chất của TU không phải là cạo đầu, ăn chay, tụng kinh, gõ mỏ. Bản chất của tu là sửa CHÍNH MÌNH. Người ta chơi lớn họ vứt bỏ bụi trần vào chùa. Ta chơi nhỏ TU ở nhà cũng được nhỉ?
TÂM MONG CẦU mang đến cho ta nhiều đau khổ.
Nguyên nhân ta sợ bán hàng, chốt sale là gì?
Mình nghĩ nguyên nhân mình sợ là do mình ĐỂ TÂM quá nhiều vào kết quả(tâm mong cầu) phải được cái này, phải được cái kia. Mình sợ là mình sợ không được như cái mình mong cầu.
Để loại bỏ hãy làm hết khả năng của mình tại thời điểm đó còn kết quả thì tùy duyên(tùy các điều kiện) được cũng VUI mà không được ta có thể học được các bài học để làm tốt hơn cho các lần sau nên cũng VUI.
Đừng truy tìm quá khứ – đừng vọng tưởng tương lai – an trú nơi hiện tại
Tâm mong cầu làm ta hao tổn rất nhiều năng lượng. Đáng lẽ ra ta nên dùng năng lượng đó để LÀM TỐT ở thời khắc hiện tại. Thử nghĩ mà xem nếu ta tập trung 100% năng lượng làm tốt nhất ở HIỆN TẠI thì tương lai auto ngon lành?
Duyên là điều kiện chứ không phải cái gì đó mang tính tâm linh.
Ví dụ:
Để một cái cây sống được ta cần có nước, phân, nắng, chăm sóc, bắt sâu.
Đủ tất cả các thứ đó là đủ duyên(đủ các điều kiện). Thiếu 1 trong các thứ đó là chưa đủ duyên(chưa đủ các điều kiện)
Chẳng hạn như thiếu nước thì cây sẽ chết.(thiếu 1 điều kiện hay thiếu một duyên).
“HOAN HỈ ĐÓN NHẬN MỌI KẾT QUẢ”
Chấp nhận thất bại một cách tích cực là một việc phải làm vì có ai thành công 100% đâu. Có nhiều người hiểu được điều trên mà không làm được là do TÂM THAM quá nặng. BẢN CHẤT của THAM là cố vơ vét, ôm vào người.
Cách hóa giải: HÃY CHO ĐI.
THAM là một trong ba TAM ĐỘC(tham, sân, si) gây đau khổ cho con người.
Không hẳn bản chất ta là tham, có thể do nhiều đời, nhiều kiếp ta đã HUÂN TẬP (đưa từ bên ngoài vào và lặp đi lặp lại).
Cách hóa giải: HÃY CHO ĐI ( tiền bạc, thời gian, công sức, đồ đạc, kiến thức…) một cách vô điều kiện.
Lưu ý: Tốt nhất hãy cho đi những thứ mình thích, có giá trị với mình. Chứ cho đi “đồ bỏ” thì cũng không có tác dụng lắm.
Hãy đọc 2 câu này 5-10 lần vào mỗi sáng và tối để TÍCH CỰC hơn: “Mọi việc đều là PHÚC LÀNH để ta học hỏi”, “Mọi việc xảy ra trong đời đều đính kèm CƠ HỘI để ta PHÁT TRIỂN theo một cách nào đó”.
Đề xuất cuốn sách để thể hiện lòng BIẾT ƠN trong các tình huống tiêu cực: The Magic – Phép Màu.
Ví dụ để ta thấy tâm mong cầu trong chuyện tình yêu:
Ta quen một cô gái mà suốt ngày cầu mong:
- Làm sao để cô ấy yêu mình?
- Làm sao để mình cưới cô ấy?
- Làm sao để mình có con với cô ấy?
- Liệu đó có phải là yêu không?
Bỗng một ngày đẹp trời, cô ấy tuyên bố chia tay. Nên ta hụt hẫng, ta buồn bả, ta thất vọng VÌ tất cả SỰ MONG CẦU, HI VỌNG của ta đã tan tành may khói.
Ta lại tìm đến cây cầu năm xưa, lần này không phải để đi dạo, chụp cảnh, check-in các kiểu mà ta muốn tạo nên scandal cùng với di sản là đôi dép để lại trên cầu.
Lạ nhỉ? Sao không mang theo luôn đi để lại chi vậy?
Tình yêu: Mong muốn người đó hạnh phúc, vui vẻ, tươi cười. Tình tham: COI họ là công cụ để thỏa mãn cảm xúc, dục vọng,… của mình.
Chi bằng ta hãy làm cho người đó vui vẻ, hạnh phúc từng ngày. Đến với nhau hay không là do duyên phận. Còn họ lấy người khác ta cũng mong cho họ được hạnh phúc chứ?
Chia sẻ của Tung Le