Mục lục
Truyện lấy bối cảnh vào thời suy vong của nhà Hán khi mà những hoàng đế cuối cùng của nhà Hán quá tin dùng giới hoạn quan mà gạt bỏ những bề tôi trung trực.
Sơ lược & bộ sách tam quốc diễn nghĩa
Triều đình ngày càng bê tha, hư nát, khiến kinh tế suy sụp và an ninh bất ổn. Đến đời Hán Linh Đế, năm 184, loạn giặc Khăn Vàng nổ ra do Trương Giác, một người đã học được nhiều ma thuật và bùa phép chữa bệnh, cầm đầu. Sau đó là sự xuất hiện của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, cả ba người đều muốn dẹp loạn yên dân nên đã kết nghĩa với nhau ở vườn đào.
Tác phẩm là cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, chiến tranh loạn lạc giữa mười quân phiệt với hành vi tàn bạo, lộng quyền của Đổng Trác. Tiếp nối sau đó là thời kỳ tiền Xích Bích và hậu Xích Bích. Một trong những thành công lớn nhất của Tam quốc diễn nghĩa là tính chất quy mô, hoành tráng của cốt truyện và nhân vật. Do vậy mà List Sách không thể tóm tắt toàn bộ nội dung của tác phẩm này chỉ trong một bài viết được.
Top 5 bài học ý nghĩa từ tam quốc diễn nghĩa
Bài học khởi nghiệp từ Lưu Bị
Lưu Bị được biết tới là quân chủ sáng lập ra tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là một đối thủ nặng ký trước những thế lực nổi danh thời bấy giờ như Tào Ngụy hay Đông Ngô.
Mặc dù luôn nhận mình là dòng dõi của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng thế nhưng sự thực là tới thời cha con Lưu Bị, gia đình ông chỉ còn lại danh nghĩa của hoàng thất chứ thực chất vẫn là tầng lớp bần nông.
Nhà nghèo và mồ côi cha từ sớm, Lưu Bị cùng mẹ phải làm nghề bện giày cỏ, chiếu cỏ để kiếm sống qua ngày. Cũng bởi vậy mà mỗi khi nhắc tới xuất thân của vị quân chủ ấy, không ít người thường hình dung ông là “phường đan giày dệt chiếu”.
Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, một Lưu Bị với xuất thân hàn vi đã gây dựng nên đại nghiệp của nhà Thục Hán và sở hữu trong tay thế lực mà ngay tới Tào Ngụy hay Đông Ngô cũng không dám coi thường.
Bài học khởi nghiệp hay từ Lưu Bị
Bài học rút ra: Người sáng lập của một tập đoàn lớn hoàn toàn có thể đi lên từ nghề bán hàng rong nơi vỉa hè. Nói cách khác, yếu tố mấu chốt tạo nên sự thành công của một lãnh đạo không phải là xuất thân mà là tài năng, sự quyết tâm cũng như bản lĩnh của họ.
Bài học từ Lữ Bố
Lữ Bố vì Điêu Thuyền mà giết hại Đổng Trác, cha nuôi của mình. Làm hỏng đại nghiệp qua đó nhận lấy sự chê bai, khinh bỉ của người đời, và cuối cùng dẫn tới hỏng việc lớn, thân bại danh liệt và chết trong tay của Tào Tháo.
Bài học rút ra: Làm việc lớn không nên để việc nhỏ xen vào, dễ dẫn đến hỏng đại sự.
Bài học đối nhân xử thế từ Trương Phi
Trương Phi là một danh tướng thuộc tập đoàn chính trị Thục Hán và cũng là viên hổ tướng tiếng tăm dưới trướng Lưu Bị. Mặc dù có lợi thế về sức khỏe hơn người và võ lực xuất chúng, thế nhưng vị tướng họ Trương này lại có một nhược điểm chí mạng: Đó chính là sự nóng nảy, lỗ mãng.
Chính nét tính cách trên đã biến ông trở thành một cấp trên nghiêm khắc và độc tài thái quá. Bản thân Lưu Bị cũng từng khuyên bảo Trương Phi rằng:
“Khanh hay dùng hình phạt quá mức, lại hay đánh đập người dưới, xử phạt xong mà vẫn giữ bên mình, ấy là chuốc lấy tai vạ vậy”.
Thế nhưng Trương Phi vẫn không chịu sửa đổi. Để rồi bị thuộc hạ dưới trướng cắt thủ cấp đem xem quân Ngô xin hàng.
Bài học rút ra: Một người lãnh đạo khôn ngoan sẽ đối đãi tử tế với nhân viên thay vì bóc lột hay áp bức họ.
Nếu chế độ quản lý nhân sự quá mức hà khắc, thứ mà bạn nhận lại sẽ chỉ là thái độ bất bình và sự phản phúc. Tới lúc đó, đội ngũ mà bạn ngày đêm tốn công sức để gây dựng sẽ phải đối mặt với tình trạng đình công tập thể hoặc chảy máu chất xám vì các nhân tài đua nhau nhảy việc.
Bài học về chọn người đồng hành của 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi
Trong bất kì lĩnh vực nào, từ cuộc sống cho tớí khởi nghiệp kinh doanh, thì việc lựa chọn bạn đồng hành đổi khi còn quan trọng hơn cả bạn đời. Nếu 3 anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi không có chung mục tiêu và cùng lý tưởng thì không thể đạt được thành tự vang dội.
Bài học rút ra: Đừng dễ dãi trong việc chọn người đồng hành để rồi tương lai phải hối hận.
Bài học đừng bao giờ khinh địch từ Quan Vũ
Quan Vũ là một đại tướng lừng lẫy, tuy nhiên ông lại quá kiêu ngạo và có bản tính khinh địch. Tôn Quyền – chúa 1 phương ngang với Lưu Bị, Tào Tháo khi đó muốn cầu thân với ông, bằng cách xin gả con gái cho. Nhưng ông không những từ chối mà còn buông ra những lời nhục mạ Tôn Quyền và không coi ai ra gì ở đất Giang Đông.
Bởi lí do này mà sau đó Quan Vũ nhận về kết cục bi thảm bằng cả tính mạng của mình.
Bài học rút ra: Đừng bao giờ để kiểu ngạo lấn át tâm trí. Khinh thường kẻ địch chính là con đường dẫn tới sự thất bại.
Hy vọng với bài viết tóm tắt sơ lược về Tam Quốc Diễn Nghĩa đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về tác phẩm này. Cũng như top 5 bài học giá trị và thiết thực dựa trên tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ hữu ích cho bạn trong cuộc sống.
Chia sẻ của Trần Mạnh Hùng