Mục lục
Nói theo cách ví von là chúng ta phải học cách “sống với sự thay đổi” hàng ngày, có điều không hẳn ta sẽ được đồng cảm hay chia sẻ 1 cách quân bình với bạn bè, đồng nghiệp hay thậm chí với chính gia đình.
Mình đã từng đọc 1 vài bài viết trên mạng về chủ đề tế nhị trên, có người nói lãnh đạo vốn dĩ rất cô đơn, có người phản biện rằng là do kỹ năng lãnh đạo kém & không biết chia sẻ với những người khác nên mới vậy.
Mình không tranh luận ai đúng ai sai, tuy nhiên có điều mình chắc chắn là dù có chia sẻ nhiều đến mấy thì người lãnh đạo vẫn có những “khoảng khắc cô độc” đặc biệt là trong những thời khắc họ cần đưa ra những quyết định then chốt về doanh nghiệp hay nhân sự
Tại sao có rất nhiều công cụ kết nối con người nhưng việc chia sẻ lại khó khăn?
VẤN ĐỀ nằm ở sự thay đổi quá nhanh trong công việc ngày nay, mà chúng ta khó có đủ thời gian để tham khảo ai đấy trước khi quyết định. Chưa kể đến những quan điểm trái chiều trong cách quản lý & văn hóa ứng xử con người luôn là “lực cản” cho mọi quyết định dù sai dù đúng của lãnh đạo.
Giống như Tuân Tử từng dậy học trò rằng: “Con người ta lạ lắm, họ thấy ai mà theo ý mình thì cho là đúng, ai mà trái ý mình thì cho là sai”. Như vậy họ đánh giá “nhân phẩm hay năng lực” người khác bằng NHÂN SINH QUAN cá nhân, chứ không còn là sự phân tích đúng sai hay lợi hại trong lý trí nữa.
TƯ DUY khác biệt về tầm nhìn cũng là 1 lý do tạo ra những khoảng khắc cô đơn của người lãnh đạo, giống như bạn chơi chứng khoán cũng vậy. Có kẻ thích lướt sóng T3 T6, có người muốn đầu tư dài hạn vài năm & không ít chứng sỹ chơi vài tháng hay trộn lẫn các phong cách đầu tư đầu cơ với nhau.
Bản chất của lãnh đạo là luôn hướng tới tầm nhìn xa, khác biệt mà đôi khi mạo hiểm những phải có lợi cho doanh nghiệp. Cho nên, họ không thể quyết định những mọi vấn đề theo cách làm hài lòng mọi người được!!!
MẶT TRÁI của sự thay đổi còn nằm ở chỗ mâu thuẫn giữa lợi ích người và người, nhân viên & Công ty. Và đối diện với những thay đổi lớn, đặc biệt như đợt dịch Covid 2021 này thì chắc chắn sẽ có không ít những “quyết định đau đớn” mà những người lãnh đạo phải đưa ra.
Liệu họ có muốn làm như vậy không ? Chắc chắn không, tuy nhiên đứng trước thời cuộc hiện nay thì bắt buộc họ phải đưa ra những quyết định không mong muốn với nhiều người
ĐẶC BIỆT, trong những doanh nghiệp làm việc theo cùng năm tháng sẽ không thể tránh được việc người đến kẻ đi. Và dù nhân sự đi theo hướng tiêu cực hay tích cực với cách nào đi nưa, thì người lãnh đạo cũng nhận được không ít những ý kiến tiêu cực cho rằng doanh nghiệp không tốt, không biết giữ người hay không xây dựng chính sách phù hợp cho người tài
“TỔN HỮU DƯ, BỔ BẤT TÚC”, Đạo người xưa đã dậy rằng dù chúng ta mong muốn sự hoàn hảo đến mấy thì cũng không thể nào có sự cân bằng hay công bằng được, giống như Trái Đất cũng bị nghiêng 21,5 độ chứ không thẳng tuyệt đối. Chỉ là chúng ta phải luôn “tìm ra chỗ thừa để loại bỏ, tìm ra chỗ thiếu để bù đắp” mà thôi
Đó cũng là thuật trị quốc của người xưa được nhắc đến trong Lão Tử – Đạo Đức Kinh hay Kinh Dịch, thế nên người lãnh đạo cũng không cần phải “than thân trách phận” hay giải thích để cho tất cả mọi người hiểu làm gì. Việc ta cần làm là luôn học hỏi để nâng cao TÂM – TẦM – TRÍ của mình từ đó dễ dàng chấp nhận, hòa mình & tìm giải pháp cho những thay đổi đó với đúng vai trò của 1 nhà lãnh đạo thực thụ
Chia sẻ của Dũng Nguyễn Đức