Mục lục
Những thứ tưởng là chân lý, đúng của ngày hôm qua đến hôm nay đã lỗi thời , việc làm Thương Hiệu trong thời đại bùng nổ của Social media cũng không năm ngoài xu hướng đó.
11.11.2019 riêng chỉ trên Tmall doanh thu 34 Tỷ USD bằng 15% GDP Việt Nam, ở Việt Nam Shopee cũng bùng nổ với 80 triệu sản phẩm bán ra trong ngày 12/12/2019.
Mỗi ngày Shopee có 1,5 triệu lượt truy cập vào app/web shopee để mua hàng .. tăng trưởng trên 2 con số trong nhưng năm qua khiến các bên bán lẻ đau đầu lo lắng … cách đây 1,2 năm đi đâu các bạn cũng nghe về chuỗi bán lẻ, nhưng gần đây có vẻ không còn thấy nhiều nữa.
Sự vọt lên mạnh mẽ của Sàn Bỉm sữa Shopee cũng khiến cho chuỗi Kids Plaza đã có lúc hết vốn không có tiền trả NCC, Bibomart thì số lượng cửa hàng ngày càng giảm, nhà đầu tư Nhật cũng rục rịch tìm cách rút vốn.
Thương mại điện tử đã khiến cho bán lẻ truyền thống toát mồ hôi, thậm chí vỡ đầu chảy máu.
Và Thực sự nó đã thay đổi hoàn toàn cách khách hàng tương tác với Brands ( Thương hiệu). Chưa bao giờ “Trải nghiệm của người lạ” lại ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của như bây giờ.
Từng Keyword, click, comment, review trên social network, trên sàn thương mại điện tử lại là những nhân tố ảnh hưởng chính đến việc lựa chọn Brands. Quyết định mua hàng giờ đây còn bị ảnh hưởng bởi công nghệ và data của các sàn TMĐT.
Việc bạn thấy các sàn thương mại điện tử sao giỏi thế ( Shopee/Lazada còn anh tiki hơi cùi ) bật app lên là thấy toàn những sản phẩm/brand mình thích không phải là ngẫu nhiên.
Trước đây sản phẩm của bạn lên trên kệ siêu thị Vinmart, hay thương hiệu thời trang giữa phố Thái Hà chỉ là việc cạnh tranh của 50-100 thương hiệu nhưng bây giờ trên sàn thương mại điện tử con số cạnh tranh lên 500-1000 và có thể hơn thế nữa.
Mà chi phí cho Brand lại có hạn vì giá cả quá cạnh tranh. Làm thương hiệu trên sàn thương mại điện tử là việc cực kì quan trọng. Tuy nhiên làm thế nào cho đúng tiết kiệm không lãng phí đem lại hiệu quả cao với thời đại khách hàng quyết định mua hàng trong vài lần nhấp chuột lại không phải đơn giản ai cũng biết
3 key factor to make brands matter on Ecommerce
Phần này mình nói kĩ hơn về thứ mà anh em bán hàng ONNAI đang cần chứ không phải viết về cái gì quá hoành tá tráng của những công ty trăm triệu $.
Đơn giản là anh em kinh doanh đủ chín để làm 1 brand tự sản xuất hoặc OEM /ODM/ hay thậm chí là OBM. Việc xây dựng Brand này giúp anh em bán hàng không bị quá lo cạnh tranh giá hoặc bị so sánh với hàng đổ đống Quảng Châu 15K/kg cũng như tích lũy được giá trị thương hiệu cho tương lai.
Chứ mình không nói đến việc phải xây dựng thương hiệu bài bản đầy đủ brand personality, brand Identity, brand platform, brand attribute, brand Image như sách XYZ. Không xây dựng cho bạn một thương hiệu mà nói người ta biết đến luôn ví dụ xe sang trọng thành đạt thì là Mer hay trẻ trung BMW an toàn thì là Volvo.
Mục đích đơn giản của việc xây dựng thương hiệu trên sàn là bán được giá cao hơn và nhiều hơn đối thủ có sản phẩm NO BRAND cùng loại. Và sau nữa là xây dựng được khách hàng trung thành nói xôi thịt là sau này khách mua sẽ lại search brand của mình hoặc nhìn thấy brand là click vào ngó nghiêng.
Đối với thương mại điện tử thì việc xây dựng brand luôn đi liền với trải nghiệm mua hàng của khách hàng, họ sẽ lựa chọn sản phẩm theo “TÌM KIẾM” , “HIỂN THỊ” và sau đó là “TRẢI NGHIỆM QUÁ KHỨ”.
Nếu khách hàng tìm kiếm mua hàng trên mạng bằng brand của bạn ( check phần đấu thầu từ khóa xem được từ khóa brand nào hot) thì xin chúc mừng, còn không ai search thì cũng chẳng sao vì mình bắt đầu mới tinh cơ mà.
Vậy làm sao để khách hàng tìm kiếm ra được những thông tin về thương hiệu và sản phẩm của bạn là nhanh nhất và trông tin cậy nhất.
Đến đây bạn có thể search tên thương hiệu của bạn trên google xem thế nào nhé
Check list một số thứ có thể hiển thị
- Có sản phẩm trên google shopping chưa?
- Google Place đang hiển thị thế nào?
- Website thương hiệu?
- Trang Facebook thương hiệu nào hiển thị
- Youtube /các video liên quan thương hiệu của bạn
- Hình ảnh thương hiệu của bạn
- Các bài báo liên quan nếu có
- Insta/tiktok/các mạng xã hội khác
- Và quan trọng nhất các link về Sàn có đúng shop thương hiệu của bạn không ( Tiki/Shoppee/Laz…)
Sau đó bạn sẽ click vào xem như là khách hàng, cảm nhận bạn thế nào có gì cần phải thay đổi có gì tốt có gì xấu.
Còn bạn chưa có gì thì hoặc thông tin rời rạc thì checklist kia chính là công việc mà bạn phải build content cho thương hiệu của bạn trên môi trường In tẹt nét. Mình không nói chi tiết vào từng mục vì nó rất dài đại loại bạn cần fill đủ thông tin để khách hàng tìm kiếm sẽ tin tưởng và click vào 1 trong những shop của bạn hiển trị trang đầu mà mua hàng.
Nhớ là khách sẽ tìm thấy và click vào shop của bạn đấy nhé, nếu mà search tên brand lại vào shop thằng khác thì xin lỗi bạn quá đen
Việc thương hiệu / sản phẩm của bạn được hiển thị ở đâu trên sàn thương mại điện tử cũng thể hiện đẳng cấp cũng như giá trị thương hiệu của bạn .
Cách làm Brand của dân có tiền trên sàn nó cũng “nhàn lắm” bỏ $5000 ~ $10000 cho một chiến dịch Brand day của Shopee cũng hiệu quả lắm
1, 5 Triệu Traffic trong 1 ngày hiển thị ở trang chủ, và popup của app chắc cũng bán được một mớ hàng. Ừh thì kể cả khách hàng chưa biết đến bạn chưa mua nhưng ấn tượng về brand này cũng thấy sịn xò rồi sau đó họ có thể mua ở lần chạm điểm sau khi họ có nhu cầu.
Còn ít tiền thì sao ạ? đã làm brand thì cố mà shop bạn hiển thị ở LazMall ShopeeMall đơn giản là chỗ của bạn ở đấy, khách hàng có thiện cảm hơn rất nhiều hàng Nobrand – OEM. Thu phí có cao hơn shop thường nhưng phần chi phí đấy là xứng đáng. Còn làm sao để lên được Shop mall thì tìm kĩ trên mạng nhiều lắm
Còn ít tiền nữa chưa làm NOIP để lên Mall, thì cố mà làm cái hình ảnh sản phẩm, hình ảnh shop cho chuyên nghiệp. Đóng logo thương hiệu vào góc ảnh sản phẩm. Đồng bộ tất cả các kênh fb/ youtube./ tiktok
Việc khách hàng tin tưởng quyết định mua hàng như phần đầu đã nói là phụ thuộc vào đánh giá, giới thiệu, review của khách hàng khác cũng như của các KOL trên mạng xã hội
Vậy ít tiền ban đầu thì nên tập trung vào khách hàng, làm bao bì sản phẩm chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng ship nhanh chăm sóc kĩ càng lắp đặt hướng dẫn sử dụng.
Khách cho 5 sao là vui phe phé lần sau khách nhớ brand nhớ cửa hàng lại mua chục đơn ấy mà . Mình đã có khách mua 25 đơn hàng trong vòng 3 tháng và luôn hỏi shop còn gì để mua không
Làm 1 bộ packing, letter, quy trình chăm sóc chuẩn rồi bán thật nhiều hàng, nhắc lại lần nữa “ BÁN THẬT NHIỀU HÀNG” là cách làm brand cho các thương hiệu mới nhanh nhất.
Để khách hàng trải nghiệm sản phẩm, trải nghiệm cách shop chăm sóc khách hàng, làm họ hài lòng là cách làm brand thông minh nhất. Đừng cố lên báo chí , booking KOL nhiều hay chi quá nhiều tiền cho TVC mà tốn nhiều chi phí khiến cho sản phẩm của bạn không có sức cạnh tranh ko bán được hàng.
Mình từng biết có thương hiệu chi 80 triệu booking 1 bài post KOL ra đc tròn 300 Click mà ko có đơn hàng nào . Việc của bạn là chọn ra 1 sản phẩm key nhất tốt nhất giá hợp lý nhất bán thật nhiều hàng.
Mình lấy ví dụ này rất nhiều lần nhưng cũng nói lại lần nữa.
Xiaomi vào Việt Nam qua chính ngạnh Digiworld phân phối họ chạy phủ tất cả các kênh sàn thương mại điện tử bằng 1 sản phẩm siêu tốt của họ là pin dự phòng 10.000 mah vỏ thép giá rẻ hơn giá lẻ ở Trung Quốc sản phẩm full VAT xuất trực tiếp theo từng đơn hàng.
Họ bán được gần 300.000 sp chắc không lợi nhuận nhưng cái được lợi nhất chính là 300.000 khách hàng trải nghiệm sản phẩm đó thấy quá tốt so với giá tiền
Có cảm tình với brand xiaomi và sao ạ .. nếu lần sau họ có nhu cầu gì đó đồ điện tử có thể xiaomi sẽ là cái tên họ nghĩ tới …
Ở phần trước mọi người đã biết làm Thương hiệu (brand) là rất quan trọng trong việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử và 3 yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu với team ít tiền.
Sau khi đã bán được tương đối nhiều sản phẩm với Brand mới của bạn, build được số lượng lớn đánh giá. Sản phẩm bạn đã có một lợi thế tương đối so với các sản phẩm Không tên(Nobrand) trên sàn.
Lúc đó bạn sẽ né được một phần khốc liệt nhất của sàn là “Price War” đọ xem thằng nào rẻ nhất cắt máu được lâu nhất.
Cùng là 1 đôi tất nhưng 1 bên làm thương hiệu ban 69K còn 1 bên cứ mua về nhập bán 59K có thể lúc đầu đôi 59K bán tốt hơn nhưng dần dần sale sẽ tăng dần cho đôi 69K.
Lúc này phần lãi bán cao hơn 10K mình có thể lấy 5K để bổ xung vào quỹ CSKH, Làm truyền thông …. Nếu không đủ tiền tặng tất cho Ronaldo thì mình có thể lên các page cộng đồng chạy content viral
Ví dụ “Chửi thuê, Thắng fly Comic… “ nhờ vẽ cho 1 bộ tranh hoặc làm video youtube về tất chống thối chân Poloma …
Bán được tất rồi việc cần làm là tìm thêm các sản phẩm liên quan để build tiếp thương hiệu
Ví dụ làm quần xì hay áo lót cùng thương hiệu với cái Poloma vừa build được xong. Vẫn các bước cũ làm hình ảnh tốt, packing chuẩn, đóng hàng nhanh hơn giá hợp lý để bán nhiều hàng.
Nếu các shop bán hàng làm brand mà quên mất chatbot chăm sóc khách hàng thì quá phí phạm, một khi khách đã dùng sản phẩm của mình mà họ ưng cái bụng. Bạn thử tưởng tượng khách hàng mua tất chống thối chân 1 tháng sau, 2 tháng sau mình lại tự động nhắn khách sịp anh rách chưa nhà em mới khai trương dòng sịp chống rách Poloma mời anh thưởng.
Tỷ lệ convert đảm bảo cao hơn rất nhiều so với quảng cáo từ khóa cũng như các nguồn traffic khác .
Cũng chỉ có mấy việc trông thì rất đơn giản đó thôi nhưng cầy lên được 1000 khách hàng ,10.000 khách hàng, 100.000 khách hàng không phải ai cũng làm được.
Thường mọi người máu cầy đơn sống gấp thì thường bỏ qua việc làm thương hiệu mà chạy theo tất cả các hàng hot trend, việc này không sai rất đúng nhưng nên tranh thủ backup cho mình 1 cái shop thương hiệu để sau này khi hàng trend hết cửa thì mình còn có cái mà bám vào lúc tuổi già sức yếu.
Chia sẻ của Tra Vu
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “12 Bài Học Xây Dựng Thương Hiệu Quý Giá Giúp Các Starup/SME Tiết Kiệm Bạc Tỷ”
- Bài 1: Dành chi phí cho quảng cáo hay cho trải nghiệm khách hàng? Tỷ lệ như thế nào thì hợp lý?
- Bài 3: 3 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Từ Con Số 0
- Bài 4: Nghiên Cứu Hệ Sinh Thái Viettel – 2 Điểm Mạnh Cốt Lõi
- Bài 5: 5 Cách Phát Triển Thương Hiệu Trên Tik Tok
- Bài 6: 5 Điểm Tạo Ra Dấu Ấn Thương Hiệu Trên Digital
- Bài 7: 18 Viên Gạch Xây Dựng Thương Hiệu
- Bài 8: Brand Platform Là Gì…
- Bài 9: Suy Ngẫm Về Thị Trường Cafe Tại Việt Nam!
- Bài 10: Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu Và Case VietJet Air
- Bài 11: Vietjet Air Và Trần Anh Qua Lăng Kính “Khác Biệt Và Nổi Bật” Thương Hiệu
- Bài 12: Sexy Và Sex Trong Truyền Thông Thương Hiệu