Mục lục
Bài #4 của series bài viết “Top 8 Bài Học Vỡ Lòng Về Khởi Nghiệp Giành Cho Startup Khi Mới Bắt Đầu“
Có lẽ điều đau đớn nhất của một người là không thể kiếm được tiền trên chính thế mạnh, tài năng và nguồn lực mà mình đang có chỉ vì chưa có thiên thời. Rằng:
- Thị trường quá nhiều đối thủ.
- Dịch vụ đối thủ giá quá tốt.
- Khách hàng chỉ quan tâm giá.
- Thiếu nguồn cung ứng dồi dào.
Muôn vàn lý do ta có thể liệt kê ra, và đau hơn là bạn đã tìm ra giải pháp để cạnh tranh cho mô hình/sản phẩm của bạn thì lại không tìm được phân khúc phù hợp để tiêu thụ. Lúc này chỉ có 2 giải pháp duy nhất cho bạn.
Là bạn chấp nhận giáo dục thị trường
Để thuyết phục KH hiểu rõ giá trị mô hình/SP mà bạn mang lại như thế nào để bạn chiến thắng đối thủ và giành khách hàng trực tiếp từ các đối thủ hiện tại.
Tình trạng này rất phổ biến cho các ý tưởng mô hình kinh doanh, SP đột phá cao, phát minh mới đi trước thời đại. Bạn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ là cái chắc vì chính KH còn không rõ bạn đang kinh doanh cái gì.
Ex: 1 thời gian dài người dùng Việt Nam lúc Uber còn ở Việt Nam và mới vào, người dùng còn chưa hình dung bắt xe qua ứng dụng là như thế nào, chứ đừng nói tới khái niệm nền kinh tế chia sẻ.
Nhưng giờ thì sao, ai cũng rõ và rõ ràng Grab đang giành khách hàng trực diện từ taxi truyền thống. Thành bại chính là ở khả năng nguồn vốn huy động để giáo dục thị trường.
Vậy nếu nguồn lực, kiến thức lẫn mối quan hệ của bạn đều không phù hợp với thị trường chưa hình thành, cần giáo dục thị trường thì tốt nhất không nên làm. Ngặt nỗi nếu đi lại các mô hình như thị trường đang có (ex: bạn mở 1 hãng taxi) thì khách hàng cũng không có lý do gì chọn bạn cả.
Là bạn phải đổi mới sáng tạo lại giải pháp
Để đi vào loại thị trường thứ 2, đó là thị trường Đại Dương Xanh, tức nhu cầu từ khách hàng về SP/Mô Hình bạn vẫn rất nhiều nhưng chưa ai làm vì họ không để ý đến. Và thay vì phát minh mới 100% để rồi bị vấn đề KH không biết SP bạn là cái gì để phải giáo dục như ở trên thì nay bạn chỉ cần cải tiến tý xíu thôi.
Ex: Trong thị trường đồ phong thủy, tưởng chừng quá khốc liệt, có mở showroom bán ở đâu cũng khó tồn tại. Nhưng 1 người bạn của mình lại tập trung vào 1 món duy nhất, vẫn là đồ phong thủy, nhưng có hình kim tự tháp. Thế là mở ra cả 1 đại dương xanh rộng lớn làm mình vô cùng ấn tượng.
Vậy làm sao để tạo ra đại dương xanh riêng bạn mà không vất vả đi tìm phân khúc có thể chấp nhận SP – DV của bạn?
Thử thêm mới 1 tính năng, giá trị mới
Ex: Ví dụ lưỡi dao cạo có thể thay được hoặc Đèn Tự Tắt (thêm phần cảm ứng).
Thử bỏ bớt 1 tính năng, giá trị đang có
Ex: Một số hãng hàng không bỏ bớt các giá trị phục vụ không cần thiết trên chuyến bay như thực đơn phong phú, chỗ ngồi vip để tập trung 1 thứ duy nhất là giá vé, đánh vào thị trường phân khúc giá rẻ.
Giảm Dần/Thêm Dần 1 số giá trị để mở ra đại dương xanh
Ex: Các phòng công chứng thuộc nhà nước hiện tại ở Việt Nam không cần sáng tạo gì cao siêu, chỉ cần theo thời gian, giảm dần các thủ tục hành chính công rườm rà đi là dân đã vui lắm rồi.
Hãy tìm đại dương xanh cho mình là điều H khuyên các bạn trẻ nên làm. Tuy nhiên nên chọn đại dương xanh với nhu cầu người dùng có sẵn như mục 2, đừng tạo ra đại dương xanh theo hướng 1, không hẳn nó không khả thi nhưng sợ bạn hết vốn giữa chừng, trừ phi bạn thật quyết liệt và chuẩn bị sẵn hệ tư tưởng về việc gọi vốn series A, B, C, D… như tiki, grab… đã từng làm, có network quen biết nhiều angel investor.
Đại dương xanh hình thành từ đại dương đỏ khi mà một doanh nghiệp nào đó tạo ra một sản phẩm mang tính đột phá. Nó cũng có thể được hình thành từ hư không khi mà một ai đó sáng tạo ra hẳn một ngành mới hoàn toàn.
Trong doanh nghiệp bất kỳ có hai động lực giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là Cải tiến và Sáng tạo. Cải tiến giúp doanh nghiệp ngày càng gia tăng tính cạnh tranh nhưng lại không mang tính thay đổi đột phá; chỉ là sản phẩm ngày càng tốt hơn với giá rẻ hơn.
Doanh nghiệp này có thể làm tốt hơn doanh nghiệp kia ở tốc độ cải tiến và chất lượng cải tiến nhờ vậy nó có thể trở thành con cá to nhất đại dương đó (thực ra hầu hết các doanh nghiệp đều nhằm tới mục tiêu này hơn là tự mình tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới).
Sáng tạo là tạo ra một thứ hoàn toàn mới làm thay đổi hẳn hành vi tiêu dùng của khách hàng, tạo ra hẳn một nhu cầu mới mà thậm trí trước đó bản thân khách hàng cũng không biết tới nhu cầu đó. Cải tiến dựa trên định hướng ngày càng làm thỏa mãn nhu cầu sẵn có của khách hàng (mục 2) còn Sáng tạo định hướng vào việc tạo ra nhu cầu. (Mục 1).
Vậy làm sao để cải tiến 1 ý tưởng kinh doanh nhằm tạo ra đại dương xanh
Hay thậm chí sáng tạo ra cả mô hình mới từ mô hình / SP bạn nghĩ ra ban đầu?
- Đầu tiên, H xin giới thiệu về bộ phương pháp tư duy sáng tạo có tên gọi là Triz của GS. Genrich Saulovic Altshuller với 40 phương pháp nguyên tắc sáng tạo (để hiểu sâu từng phương pháp, mọi người google, mua thêm sách để đọc nhé)
- Thứ 2 là Bộ phương pháp tư duy sáng tạo có tên gọi là Scamper của GS. Michael Michalko. (Mọi người google thêm nhé)
Đến đây các bạn đã tự tin khởi nghiệp chưa? Sau khi đọc hết 4 bài viết của Hùng.
Cuộc sống bên cạnh những mặt tích cực, luôn luôn tồn tại những hạn chế cần được giải quyết. Điều quan trọng là mỗi người, nhất là các bạn làm khởi nghiệp có thấy được vấn đề đó để tìm cách giải quyết hay không.
Luôn luôn đặt câu hỏi: Tại sao? là cách để mỗi người khơi gợi khả năng sáng tạo từ những ý tưởng của thực tế cuộc sống. Từ đó tìm ra 1 phân khúc thị trường riêng và giải pháp kinh doanh cho chính bạn.
Hãy nhớ kinh doanh là để giải quyết 1 vấn đề gì đó của xã hội, và nếu ai đó đang làm tốt lắm rồi, thì thôi đừng làm nữa!!! Hãy luôn luôn có tư duy đổi mới sáng tạo nhé các doanh nhân tương lai, những bạn trẻ đang đọc bài viết này của Hùng.
Sách gì nên đọc thêm cho mọi người “Blue Ocean Strategy”
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Top 8 Bài Học Vỡ Lòng Về Khởi Nghiệp Giành Cho Startup Khi Mới Bắt Đầu”
- Bài 1: Tôi Nên Khởi Nghiệp Gì Khi Mới Vào Đời?
- Bài 2: Khởi Nghiệp Chọn Ngành Gì?
- Bài 3: Khởi Nghiệp, Đâu Là Nơi Tôi Tỏa Sáng?
- Bài 5: Khởi Nghiệp, Lựa Chọn Khách Hàng Mục Tiêu Và Hiểu Rõ Khách Hàng Mình Phục Vụ
- Bài 6: Suy Nghĩ Và Xây Dựng Giá Trị Mang Đến Cho Khách Hàng Ngay Từ Khi Bắt Đầu
- Bài 7: Phác Thảo Mô Hình Kinh Doanh Để Phân Tích Và Thử Nghiệm Giá Trị Cung Cấp Cho Khách Hàng
- Bài 8: Phân Tích Và Đánh Giá Mức Độ Khả Thi Mô Hình Kinh Doanh Phác Thảo???