Mục lục
Trong quá trình làm việc, chia sẻ và tương tác có rất nhiều các bạn hỏi về những điều cơ bản, các kiến thức nền tảng, nên mình xin phép bắt đầu loạt chủ đề chia sẻ kiến thức lý thuyết – cơ bản về Quảng cáo nói riêng, và sau là Marketing nói chung.
Tuỳ từng nội dung mà mình sẽ đưa ra các ví dụ hay case study điển hình để anh em nào quan tâm có thể tưởng tượng trực quan.
Hôm nay mình xin phép bắt đầu chuỗi bài viết về Quảng Cáo – Đi từ các định nghĩa cơ bản
Định nghĩa về quảng cáo
Theo wiki và định nghĩa chung: “Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng
Quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán.”
Vị trí
Quảng cáo là một chức năng – nhiệm vụ của Marketing, nằm trong P thứ 4 – Promotion – Xúc tiến, chứ không thay thế hoàn toàn cho Marketing như một số đang lầm tưởng.
Quảng cáo khác Marketing ở đâu?
Nói về định nghĩa, Marketing là quá trình tương tác với thị trường, khách hàng để tìm ra được nhu cầu và thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Làm Marketing bao gồm rất nhiều bước như:
- Nghiên cứu
- Phân tích
- Xác định khách hàng mục tiêu
- Nhu cầu
- Chiến lược
Còn quảng cáo là thực thi một nhiệm vụ trong kế hoạch marketing, nhằm mang thông tin đến với khách hàng, tác động vào nhận thức, làm thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng.
Như vậy Marketing đóng vai trò nghiên cứu, lên chiến lược, định hướng… mang ý nghĩa dài hơi
Còn quảng cáo đóng 1 vai trò thực thi trong kế hoạch Marketing, mang các thông điệp, hình ảnh, chất liệu của Marketing đến với khách hàng thông qua các kênh quảng cáo, truyền thông.
Chia sẻ của Trung Lê