Mục lục
Bài #3 của series bài viết “Top 8 Bài Học Vỡ Lòng Về Khởi Nghiệp Giành Cho Startup Khi Mới Bắt Đầu“
Cái nan giải của người lần đầu ra khởi nghiệp, đó là sau khi đã vất vả biết tố chất mình phù hợp để kinh doanh lĩnh vực gì (1 trong 4 nhóm lĩnh vực phổ biến: thương mại/sản xuất/dịch vụ/đầu tư)
Theo hình thức gì (B2C đến KH tiêu dùng/B2B đến KH doanh nghiệp), làm ngành nghề và mô hình, sản phẩm, Dịch Vụ gì cụ thể (ex: làm mô hình homestay đến người du lịch cá nhân B2C, thuộc nhóm Dịch Vụ, ngành du lịch lữ hành) và cũng đã nắm hết các đặc thù mô hình đó, nhưng chợt phát hiện mô hình/SP/DV của mình không có cửa thắng hiện tại so với đối thủ.
Lúc này, cái mà người trẻ cần là tỉnh táo, tìm ra 1 thị trường tiêu thụ (thuật ngữ là Phân Khúc Thị Trường) để giúp bạn nắm được cửa thắng cao trong tay.
Nếu bạn chỉ buôn bán nhỏ lẻ để kiếm thêm, việc H sắp viết hoàn toàn không cần thiết cho bạn. Ví dụ bạn làm bán lẻ online chủ yếu để kiếm ít tiền lẻ tiêu vặt, thì dù bạn có nhập sản phẩm không có tính cạnh tranh cao, bạn vẫn bán lai rai được cho các mối quen bạn bè cá nhân, kiếm ít tiền qua ngày, họ mua vì ủng hộ là chính.
Nhưng nếu bạn mở quy mô, tạo fanpage, quảng cáo đến KH lạ, sẽ nếm quả đắng ngay vì ngày nay người dùng thông minh hơn xưa rất nhiều.
Quay trở lại vấn đề:
Nếu bạn làm thương mại
Và ví dụ chọn 1 ngành là làm nhà nhập khẩu, và ngành là đồ uống, hướng đến người dùng B2C. Vậy câu hỏi bạn cần suy nghĩ là: bạn sẽ chọn nhóm đồ uống nào để tấn công thị trường?
Bạn sẽ xây dựng mạng lưới nhà phân phối ở khu vực tỉnh thành nào? Thành/Bại 100% đến ngay từ việc quyết định này của bạn, mọi vấn đề điều hành, marketing, quản lý con người là vấn đề sau này thôi. Quyết định sai là đứt ngay.
Về thương mại, nếu chọn ngách về dòng SP, cần chú ý vài yếu tố tham khảo
- Biên Lợi Nhuận đủ tốt bù chi phí Marketing.
- Dễ bán và vận chuyển số lượng lớn.
- Có nhiều nguồn cung ứng (để không bị ép).
- Ít cạnh tranh.
- Thị trường lớn (bé quá không hút nhà đầu tư).
- KH có thể quay lại mua lần 2,3 nhanh.
- Đang hot, nhiều người quan tâm.
- Date lâu, ít lỗi mode, dễ bảo quản.
- SP đã có sẵn kênh PP trên thị trường chưa.
Nếu bạn làm sản xuất
Và ví dụ chọn 1 ngành hàng sản xuất là nội thất vì cảm thấy đủ mọi khả năng, am hiểu, có nghề. Vậy câu hỏi lớn bạn cần trả lời ngay cho nhà máy sản xuất nội thất của bạn là Nhóm Mặt Hàng Nội Thất nào bạn sẽ tập trung sản xuất? (đừng nghĩ tới việc sx tất cả mọi thứ, hãy nhớ bạn là startup)
Thành phố nào sẽ là nơi bạn triển khai quảng bá thương hiệu và xây dựng kênh tiêu thụ? Người mua nội thất của bạn, họ là ai, ở tầm thu nhập bao nhiêu? Bạn thử nhìn sơ các thương hiệu nội thất xem, mỗi người hùng cứ 1 ngách cả đấy.
Về SX, nếu chọn ngách về mặt hàng SX, cần chú ý vài yếu tố gợi ý tham khảo:
- Chi phí sản xuất thấp.
- Dễ thuê gia công trong chuỗi cung ứng (Bạn chỉ làm 1 khâu khi sản xuất mặt hàng đó)
- Ít cạnh tranh.
- Dễ lắp ráp, vận chuyển.
- Date dài, ít hư hỏng khi bảo quản.
- Dễ tự động hóa sau này với máy móc (Scales up sản lượng sx mới dễ)
- Ít phụ thuộc tay nghề của thợ.
Nếu bạn làm dịch vụ
Và ví dụ chọn 1 ngành là Dịch Vụ dịch thuật, hướng đến B2B với KH là doanh nghiệp vì mối quan hệ chủ DN bạn rộng, bạn hơn 3 năm từng làm về dịch thuật, lại giỏi tiếng anh.
Nhưng nếu muốn làm quy mô, bền vững, đội ngũ sau này có thể tự kiếm hợp đồng và bản thân DN bạn cạnh tranh mà không cần dựa vào quen biết chính bạn thì cần trả lời:
- Đâu mới là nhóm KH doanh nghiệp mà bạn cần tập trung?
- Lĩnh vực DN nào sẽ có xu hướng cần dịch vụ của bạn nhiều?
- Quy mô doanh nghiệp KH cỡ nào phù hợp để bạn đấu thầu và thắng thầu so đối thủ dễ dàng hơn…
Liệt kê sơ thử vậy để bạn rõ hơn là nếu muốn xây đội nhóm, làm bài bản nghiêm túc, thì bạn cần nghiêm túc xem đâu mới là sân chơi để bạn tỏa sáng, tức thị trường bạn ở đâu. Nói theo kiểu dân gian là ngách của mày ở đâu?
Chọn ngách dựa vào đâu???
- Theo nhân khẩu học:
- Gồm vị trí sinh sống, mức thu nhập, giới tính, …chọn bình dân hay sang trọng.
- Theo tâm lý học.
- Ex: Dạy đàn để HV học theo nghề và dạy đàn để HV học lấy le bạn gái.
- Theo nhu cầu Maslow.
- Mọi người google Thang đo maslow để hiểu thêm.
- Theo thói quen mua sắm
- Theo xu hướng, sở thích chung xã hội
- Ex: Phục vụ riêng cho fan cuồng Hello Kitty trong xã hội bằng concept quán decor hình Hello Kitty.
- Theo nhóm sản phẩm
- Mặt Hàng.
- Sở Thích.
- Mùa Vụ.
- Công Dụng.
- …. nhiều yếu tố khác nữa.
Tiêu chí chọn ngách
Cơ bản 5 tiêu chí
- Độ lớn của ngách.
- Sức tăng trưởng ngách.
- Biên độ lợi nhuận ngách.
- Chu kỳ mua sắm ngách.
- Vòng đời của ngách.
P/s: CAGT bắt xe cũng có địa bàn, cũng tập trung 1 nhóm đối tượng, cũng tập trung 1 nhóm lỗi, chứ quan sát chung chung đại trà, thích đứng đâu tùy hứng để bắt xe vi phạm là anh ấy khó bắt lỗi vi phạm lắm.
Chúc các bạn kinh doanh tốt hơn và thành công hơn nhé.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng
Đọc thêm các bài khác trong Series bài viết “Top 8 Bài Học Vỡ Lòng Về Khởi Nghiệp Giành Cho Startup Khi Mới Bắt Đầu”
- Bài 1: Tôi Nên Khởi Nghiệp Gì Khi Mới Vào Đời?
- Bài 2: Khởi Nghiệp Chọn Ngành Gì?
- Bài 4: Làm Gì Khi Không Thể Tìm Ra “Phân Khúc Thị Trường” Để Có Thể Nắm Phần Thắng Trong Tay?
- Bài 5: Khởi Nghiệp, Lựa Chọn Khách Hàng Mục Tiêu Và Hiểu Rõ Khách Hàng Mình Phục Vụ
- Bài 6: Suy Nghĩ Và Xây Dựng Giá Trị Mang Đến Cho Khách Hàng Ngay Từ Khi Bắt Đầu
- Bài 7: Phác Thảo Mô Hình Kinh Doanh Để Phân Tích Và Thử Nghiệm Giá Trị Cung Cấp Cho Khách Hàng
- Bài 8: Phân Tích Và Đánh Giá Mức Độ Khả Thi Mô Hình Kinh Doanh Phác Thảo???