Các bài viết về “Stay hungry but not foolish” cũng có nhiều và lâu rồi. Hưng thì thấy cách nhìn đó rất đúng, nhưng với 1 khía cạnh nhất định nào đó. Hưng rất trân trọng cách nhìn khác và đặc biệt này. Hưng viết bài này để quý bạn đọc cùng xem cái cách nhìn khác của Hưng để cùng kết hợp lại Hưng nghĩ nó sẽ hoàn hảo hơn.
Mình nhìn một sự vật ở nhiều khía cạnh chắc chắn sẽ thú vị và có nhiều cái cùng học hỏi hơn. Nếu cách nhìn của Hưng không đúng rất mong quý anh chị góp ý và trao đổi.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu định nghĩa khởi nghiệp là gì và tại sao người ta phải định nghĩa khởi nghiệp? Chữ khởi nghiệp mà Hưng nói ở bài viết này là đồng nghĩa với chữ STARTUP được định nghĩa rộng rãi như sau:
“Khởi nghiệp là tìm kiếm, phát triển và xác thực một mô hình kinh tế có thể mở rộng”. Tức mô hình kinh tế này gần như là chưa tồn tại, cần có người tìm ra và phát triển nó và quan trọng nhất là chữ “CÓ THỂ MỞ RỘNG – SCALABLE”.
Không phải rãnh hơi mà người ta đưa ra định nghĩa về STARTUP. Mục đích là để kích thích việc KHAI PHÁ các mô hình kinh tế mới từ đó dẫn dắt các nền kinh tế khác chạy theo mà thôi.
Khởi nghiệp (Startup), cuối cùng theo Hưng, là gắn với hai chữ “KHAI PHÁ”. Phương tây văn hoá “khai phá” của họ đã ăn sâu vào ADN từ bao đời, đó là điểm yếu của người Á Đông như Việt Nam mình. Khả năng KHAI PHÁ của chúng ta quá thấp.
Ở đây Hưng sẽ không nói tới lý do tại sao phương tây tính cách con người họ đi Khai phá mãnh liệt như thế. Hưng muốn tập trung vào 2 chữ Khai phá và dại khờ nó có mối quan hệ mật thiết, tỷ lệ thuận với nhau
Nhưng tại sao phải đi khai phá, ý nghĩa của sự đi khai phá là gì? Hậu quả của nó thế nào? 1 cộng đồng tự nhiên có 1 người đi đầu tìm thấy 1 mỏ vàng về nói lại cho cả cộng đồng tới cùng khai thác thì bạn thấy giá trị của người đi khai phá là như thê nào rồi nhỉ.
Nước Mỹ là nước có tính cách khai phá có thể nói là lớn nhất thế giới này, nếu tìm hiểu về văn hoá lịch sử của họ mình dễ dàng hiểu được lý do hình thành cái tính cách khai phá ở Mỹ lớn tới vậy. Và họ đang là nền kinh tế dẫn dắt và các nước khác chạy theo là nhờ cái khả năng Khai phá của họ
Tính cách đặc thù của những người khai phá, chắc chắn đó là mơ mộng tới mức dại khờ, mơ về một viễn cảnh tươi sáng, một tầm nhìn vĩ đại mà chưa ai nghĩ tới nó sẽ tồn tại trong tương lai. Chỉ có những thằng mơ mộng hão huyền, ngu ngơ khờ dại mới đi cái con đường đầy rủi ro. Con đường mà bạn chưa có một ý thức hệ gì về nó, chưa có ai biết con đường đó có gì.
Thế nhưng con đường đi khai phá đó với những người có tính cách khai phá, nó vô cùng thú vị, chỉ để thoả mãn sự tò mò khai phá cái mới. Rủi ro với họ là sự trãi nghiệm thú vị, thất bại với họ là người mẹ hiền dạy bảo rèn giũa bản lĩnh.
Người có sự mơ mộng tưởng tượng bay cao, trong mắt người khác, thường là người khờ dại, “mơ mộng viễn vông”. Thế mà Einstein nói “Imagination is every thing”, ông ấy cổ suý cho sự dại khờ sao?
Câu nói Stay hungry, stay foolish được một người có thể nói đã thay đổi tư duy và hướng đi của cả ngành công nghệ nói chung và điện thoại nói riêng, phát biểu. Ai cũng phải công nhận điều này. Vâng Steve Jobs, một người có sự mơ mộng đến mức dại khờ ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp.
Không ai hiểu tầm nhìn được ông tưởng tượng ban đầu, họ chỉ ngợi khen và tung hô khi người khai phá vĩ đại này đã hoàn thành bức tranh vẽ lại tầm nhìn của ông. Nếu không có sự mơ mộng dại khờ của ông, không có sự khát khao cháy bỏng Apple cũng chỉ là quả táo không phải điện thoại. Câu nói này sớm trở thành slogan cho giới khởi nghiệp dại khờ.
Người có tính cách này là một lợi thế để khởi nghiệp nhưng nếu không có kỹ năng thất bại thì người này sẽ có thể cháy túi và bỏ cuộc vì hậu quả của nó quá lớn với rủi ro quá cao.
Bạn có khao khát cháy bỏng vẽ nên một bức tranh tầm nhìn vĩ đại của mình trong tương lai không? Nếu có hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ đi, nó là một điểm cộng. Nhưng hãy rèn giũa kỹ năng thất bại để được rèn giũa ý chí và bản lĩnh để giảm điểm trừ của nó nhé.
Thất bại với tôi nó cũng là 1 kỹ năng cần rèn giũa. Tại sao vậy? vì thất bại làm sao mà mình học được cái bài học lớn nhưng phải trả chi phí ngu đó rất là nhỏ, thì cả là một nghệ thuật thất bại.
Nếu bạn là người không thích mơ mộng dại khờ, thích sự thông minh và phân tích chuyên sâu để ra quyết định, điều này cũng rất tốt. Hoặc bạn có thể dại khờ đúng lúc và tỉnh táo thông minh đúng lúc cũng là một lựa chọn.
Nhưng rồi lựa chọn nào cũng phải phù hợp với hoàn cảnh chiến trường mà bạn chiến đấu, đó mới là nghệ thuật chiến lược đỉnh cao cần rèn luyện
Bạn chọn Stay foolish hay not foolish tuỳ tính cách của bạn và tuỳ hoàn cảnh chiến trường bạn chọn. Hiện tại tôi vẫn đang chọn STAY FOOLISH nhưng khi mô hình kinh doanh của tôi đã xong và chạy ổn định chuẩn bị cho giai đoạn scale up tôi sẽ chuyển sang chọn NOT FOOLISH hoặc tìm người có tố chất này để hỗ trợ tôi.
Chia sẻ của Trần Duy Hưng